NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngày nhận bài: 17-09-2018

Ngày duyệt đăng: 24-12-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Quỳnh, N., Thắng, N., & Hòa, B. (2024). NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(8), 781–790. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/495

NHẬN THỨC VÀ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Nguyễn Thị Thu Quỳnh (*) 1 , Nguyễn Tất Thắng 1 , Bùi Thị Khánh Hòa 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nước sạch, nhận thức, mức sẵn lòng chi trả, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng

    Tóm tắt


    Bài báo sử dụng phương pháp đánh giá cho điểm để phản ánh mức độ nhận thức của người dân về các đặc điểm của dịch vụ nước sạch. Kết quả cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước máy sạch nên chưa coi đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu; có tới 60% các hộ gia đình vẫn đang sử dụng dưới lượng nước cần thiết (10 m3/tháng). Kết quả ước lượng qua mô hình Probit trên cơ sở phương pháp CVM cho thấy mức sẵn lòng chi trả trung bình của các hộ là 141,07 nghìn đồng/tháng, cao hơn mức chi trả thực tế ở hiện tại là 112,3 nghìn đồng/tháng. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đã chỉ ra yếu tố nhận thức của người dân, nguồn nước sinh hoạt hiện có có ảnh hưởng đáng kể đến mức sẵn lòng chi trả của họ. Các cơ quan quản lý, đơn vị cung ứng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân, góp phần nâng cao tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn trong thời gian tới.

    Tài liệu tham khảo

    ADB (2013). Economics Research Department. Section 2.2 Estimation the willingness to pay. Truy cập ngày 15/6/2018 tại: .

    Cục thống kê thành phố Hải Phòng (2016). Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng 2015. Hải Phòng: Nhà xuất bản thống kê.

    Herath Gunatilake, Jui-Chen Yang, and Subhrendu Pattan. (2007). ERD TECHNICAL NOTE SERIESNO.23: Good practices for Estimating Reliable Willingness-to-pay Values in the Water supply and sanitation sector. Manila, Philippines: ADB Economics and Research Department.

    Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thủy Nguyên. (2017). Thống kê thông tin về công trình cấp nước. UBND huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

    UBND huyện Thủy Nguyên. (2017). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2017; chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2018,Hải Phòng.

    UBND thành Hải Phòng (2017). Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 51/2003/HĐNDTP12 của Hội đồng nhân dân thành phố Khóa XII về Chương trình nước sạch nông thôn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2003 đến 2010,Hải Phòng.

    UNICEF, WHO (2015). Progress on Sanitation and Drinking Water - 2015 update and MDG assessment.

    Vũ Thị Thanh Lộc, Huỳnh Hữu Thọ. (2015). Phương pháp nghiên cứu khoa học và viết đề cương nghiên cứu. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.