CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Ngày nhận bài: 26-07-2018

Ngày duyệt đăng: 12-10-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Thịnh, B., & Cúc, M. (2024). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(6), 613–624. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/474

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Bùi Đức Thịnh (*) 1, 2 , Mai Thanh Cúc 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Đại học Lao động - Xã hội Hà Nội
  • Từ khóa

    Đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức Bộ Lao động - Thương binh xã hội thời kỳ 2015-2017. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá đã chỉ ra 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng và xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Trong đó nhóm yếu tố, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng có hệ số tác động biên lớn nhất (0,212) nên có ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; tiếp theo là hệ số tác động biên của nhóm yếu tố “động lực của người học” bằng 0,208; nhóm yếu tố “công tác tổ chức khóa học, đào tạo” là 0,193; tiếp đến là nhóm yếu tố “nghiệp vụ và chất lượng giảng viên” là 0,138; thấp nhất là nhóm yếu tố “chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng” bằng 0,115. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các giải pháp tương ứng với 5 nhóm yếu tố được đề xuất.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ LĐTBXH (2012). Quyết định số 990/QĐ - LĐTBXH ngày 06/08/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011-2020.

    Bộ LĐTBXH (2015). Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bộ giai đoạn 2011-2015.

    Bộ LĐTBXH (2015). Quyết định số 244/QĐ-LĐTBXH ngày 12/2/2015 về việc thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.

    Bộ LĐTBXH (2018). Báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2017.

    Bộ Nội vụ (2014). Công văn số 4524/BNV-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, ngày 27 tháng 10 năm 2014.

    Bộ Nội vụ (2015). Báo cáo các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    Bùi Thị Thủy (2013). Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020. Tạp chí Nghiên cứu Văn Hóa, 6.

    Chính phủ (2010). Nghị định số 18/2010/NĐ - CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo bồi dưỡng công chức.

    Chính phủ (2016). Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng

    Hair J. J. F., R. E. Anderson, R. L. Tatham and W. C. Black (1998). Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River, NJ: Pearson Prentice Hall.

    Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

    Lê Văn Hiệu (2017). Chất lượng đào tạo bồi dưỡng và các nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng đào tạo bỗi dưỡng công chức, viên chức. Truy cập lần cuối ngày 10/09/2018tạihttp://daotaomof.vn/bvct/chi-tiet/327/chat_luong_dtbd_va_cac_nhan_to_co_ban_cau_thanh_chat_luong_dtbd_ccvc.html.

    Nguyễn Mạnh Cường (2016). Chất lượng đội ngũ công chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

    Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007). Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

    Nunnally J. C., and I. H. Bernstein (1994). Psychometric theory (3rd ed.). New York, NY: McGraw-Hill, Inc.

    Phạm Trường Giang, Nguyễn Thị Ngọc Thanh, Phạm Tiến Nam, Hà Thị Thư, Vũ Khắc Sơn, Vũ Thị Hải Hòa, Trần Mai Phương, Đinh Mạnh Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2016). Đề tàicơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Hà Nội.

    Vi Tiến Cường và Đỗ Văn Viện (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức hiện nay. Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử, Truy cập ngày 20 tháng 06 năm 2018 tại http://tcnn.vn/ Plus.aspx/vi/News/125/0/1010070/0/36414/Cac_yeu_to_anh_huong_den_dao_tao_va_boi_duong_doi_ngu_cong_chuc_hien_nay

    Nguyễn Hoàng Lan và Nguyễn Minh Hiển (2015). Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: một nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ. Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu giáo dục, 31(2): 1-14.

    Hà Nam Khánh Giao và Lê Thị Phượng Liên (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Công thương, 7: 182 - 190.