SỬ DỤNG NẤM PLEUROTUS ERYNGII TRONG CHẾ BIẾN RƠM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI

Ngày nhận bài: 18-06-2018

Ngày duyệt đăng: 09-10-2018

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Huyền, N., Lê, N., & Tuấn, B. (2024). SỬ DỤNG NẤM PLEUROTUS ERYNGII TRONG CHẾ BIẾN RƠM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(6), 578–584. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/472

SỬ DỤNG NẤM PLEUROTUS ERYNGII TRONG CHẾ BIẾN RƠM LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI

Nguyễn Thị Huyền (*) 1 , Nguyễn Thị Tuyết Lê 1 , Bùi Quang Tuấn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Pleurotus eryngii, rơm lúa, mangan, gia súc nhai lại

    Tóm tắt


    Đề tài được thực hiện nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của rơm lúa sau khi ủ với nấm Pleurotus eryngii. Thí nghiệm (TN) 1 dùng nấm P. eryngii cấy vào rơm với tỷ lệ cấy là 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; và 2,5% khối lượng của rơm ở dạng sử dụng (DSD) và ủ trong thời 2, 4, 6, và 8 tuần. Mỗi công thức TN được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tăng tỷ lệ cấy nấm với rơm và thời gian ủ đã làm giảm hàm lượng xơ NDF, ADL và tăng hàm lượng CP. Hàm lượng xơ NDF, ADL đạt thấp nhất, trong khi hàm lượng CP đạt cao nhất khi ủ rơm với nấm ở tỷ lệ 2,5% sau 8 tuần ủ (P <0,001). Thí nghiệm 2 dùng nấm P. eryngii cấy vào rơm với tỷ lệ 2,5% có bổ sung mangan với mức là 100, 150, 200, 300 µg Mn/g rơm ở DSD và ủ trong thời gian 2, 4, 6, và 8 tuần. Mỗi công thức TN được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy bổ sung mangan với mức khác nhau khi ủ 2,5% nấm với rơm đã không ảnh hưởng đến hàm lượng xơ NDF, ADL và CP. Từ kết quả của hai thí nghiệm có thể thấy sử dụng 2,5% nấm ủ với rơm trong thời gian 4 tuần sẽ cho hiệu quả nhất trong việc giảm hàm lượng lignin và nâng cao hàm lượng protein thô trong rơm mà không cần bổ sung thêm mangan.

    Tài liệu tham khảo

    Akinfemi A. and Ogunwole O.A. (2012). Chemical composition and in vitro digestibility of rice straw treated with Pleurotus ostreatus, Pleurotus pulmonariusand Pleurotus tuber-regium. Slovak Journal of Animal Science, 45: 14-20.

    Hammel K.E. and Cullen D. (2008). Role of fungal peroxidases in biological ligninolysis. Current Opinion in Plant Biology, 11: 349-355.

    Jafari M.A., Nikkhah A., Sadeghi A.A. and Chamani M. (2007). The effect of Pleurotusspp.fungi on chemical composition and in vitro digestibility of rice straw. Pakistan Journal of Biological Sciences, 10: 2460-2464.

    Kirk T.K. and Farrell R.L. (1987). Enzymatic “combustion”: the microbial degradation of lignin. Annual Review of Microbiology, 41: 465-505.

    Kuijk S.J.A.V., Sonnenberg A.S.M., Baars J.J.P., Hendriks W.H., Cone J.W. (2015). Fungal treatment of lignocellulosic biomass: Importance of fungalspecies, colonization and time on chemical composition and invitro rumen degradability. Animal Feed Science and Technology, 209: 40-50.

    Kuijk S.J.A.V., Sonnenberg A.S.M., Baars J.J.P., Hendriks W.H., Cone J.W. (2016a). The effect of adding urea, manganese and linoleic acid to wheatstraw and wood chips on lignin degradation by fungi andsubsequent in vitro rumen degradation. PhD thesis, Wageningen University, The Netherlands, ISBN 978-94-6257-654-4, pp. 119-131

    Kuijk S.J.A.V., Sonnenberg A.S.M., Baars J.J.P., Hendriks W.H., Cone J.W. (2016b). The effect of particle size and amount of inoculum added to wheatstraw and wood chips on lignin degradation by fungi andsubsequent in vitro rumen degradation.PhD thesis, Wageningen University, The Netherlands, ISBN 978-94-6257-654-4, pp. 133-149.

    Tuyen V.D., Cone J.W., Baars J.J.P., Sonnenberg A.S.M. and Hendriks W.H. (2012). Fungal strain and incubation period affect chemical composition and nutrient availability of wheat straw for rumen fermentation. Bioresource Technology,380: 336-342.

    Van Soest P.J., Robertson,J.B. and Lewis B.A. (1991). Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and non starch polysaccharides in relation to animal nutrition. Journal of Dairy Science, 74: 3583-3597.

    Wan Z.M., Abu H.O., Wong H.K. and Liang J.B. (2003). Utilization of oil palm frond-based diets for beef and dairy production in Malaysia. Asian-Australasian Journal of AnimalSciences, 16: 625-634.