ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ SINH THÁI NGỌT VÀ LỢ ĐẾN SINH TRƯỞNG LÚA VÀ ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

Ngày nhận bài: 18-04-2018

Ngày duyệt đăng: 12-07-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Dang, L., & Hưng, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ SINH THÁI NGỌT VÀ LỢ ĐẾN SINH TRƯỞNG LÚA VÀ ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(5), 481–490. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/469

ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ SINH THÁI NGỌT VÀ LỢ ĐẾN SINH TRƯỞNG LÚA VÀ ĐẶC TÍNH HOÁ HỌC ĐẤT TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA-TÔM Ở TỈNH BẠC LIÊU

Lê Văn Dang (*) 1 , Ngô Ngọc Hưng 1

  • 1 Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Đất nhiễm mặn, vùng sinh thái ngọt-lợ, mô hình canh tác lúa-tôm, EC trích bão hòa (ECe), phần trăm natri trao đổi (ESP)

    Tóm tắt


    Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá: (i) ảnh hưởng của vùng sinh thái ngọt, lợ đến hệ thống canh tác lúa-tôm; (ii) đặc tính đất và nước ở hai vùng sinh thái; (iii) hiệu quả của bón vôi lên sinh trưởng và năng suất. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện từ tháng 8 đến cuối tháng 12 năm 2013 tại Phước Long và Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả cho thấy, sau vụ tôm, đất ở Phước Long bắt đầu trồng lúa vào tháng 8 với tình trạng mức độ nhiễm mặn cao (ECe: 8,0 mS/cm; ESP: 13,8%). Cation trao đổi trong đất nhiễm mặn Phước Long được xếp theo thứ tự giảm dần như sau: Mg2+>Na+>Ca2+>K+ với hàm lượng tương ứng là 8,0>3,0>1,5>1,0 meq/100 g. Do sự tích tụ muối trong đất xảy ra ở vùng nước lợ, giá trị ECe và ESP biểu hiện ở mức cao vào tháng 12 (5,6 mS/cm và 7,8%, theo thứ tự), điều này gây bất lợi đến sinh trưởng và năng suất lúa ở Phước Long so với vùng sinh thái ngọt trồng lúa ở Hồng Dân. Việc bón vôi trên đất nhiễm mặn Phước Long giúp giảm thiệt hại mặn đối với lúa, thể hiện qua giảm thiệt hại về số bông trên mét vuông, tỷ lệ hạt chắc và do đó năng suất lúa cao hơn khoảng 0,6 tấn/ha so với không bón vôi. Tuy nhiên, đối với lúa ở vùng nước ngọt Hồng Dân, việc bón vôi không có hiệu quả trong gia tăng năng suất lúa.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Văn Bo, Nguyễn Thanh Tường, Nguyễn Bảo Vệ và Ngô Ngọc Hưng (2011). Ảnh hưởng của canxi đến khả năng sản sinh proline và sinh trưởng của cây lúa trên đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 18b: 203-211.

    Lê Văn Dang, Nguyễn Văn Bo, Nguyễn Quốc Khương, Trần Ngọc Hữu, Lê Phước Toàn và Ngô Ngọc Hưng (2016). Xác định ảnh hưởng của các hợp chất chống chịu mặn đối với sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất nhiễm mặn ở Long Mỹ-Hậu Giang. Chuyên đề: Bảo vệ môi trường trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tr. 95-102.

    Ngô Ngọc Hưng (2010). Phương pháp trích EC và sự chuyển đổi cho thang đánh giá đất nhiễm mặn lúa tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 5: 41-45.

    Horneck, D.A., J.W. Ellsworth, B. G. Hopkins, D.M. Sullivan (2007). Managing Salt-affected Soils for Crop Production. PNW 601-E November 2007. A Pacific Northwest Extension publication Oregon State University, University of Idaho, Washington State University.

    James, C. (2001). Irigation water quality. Update from the 2001 Carolinas GCSA Annual Meeting.

    Kader, M.A., and Lindberg S. (2008). Cellular traits for sodium tolerance in rice (Oryza sativa L.). Plant Biotechnology, 25: 247-255.

    Lâm Văn Khanh, Ngô Ngọc Hưng, Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Thanh Tường (2009). Tính chất hoá học và tính bền vững của đất lúa trong mô hình lúa-tôm tại Bạc Liêu. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 8: 19-24.

    Lal, R., and B.A. Stewart (1990). Soil degradation. Volume 11: Advances in Soil science. Springer-Verley. New York Inc.

    Laudicina, V., Hurtado, M., Badalucco, L., Delgado, A., Palazzolo, E. & Panno, M., (2009). Soil chemical and biochemical properties of a salt-marsh alluvial Spanish area after long-term reclamation. Biology and Fertility of Soils, 45: 691-700.

    Munns, R. (2002). Comparative physiology of salt and water stress. Plant, Cell and Environment, 25(2): 239-250.

    Nam, N.D., L.V. Thinh, V.P.D Tri and N.H. Trung (2012). Determining the impacts of operation and potential improvements in hydraulic infrastructure in terms of salinity and flooding characteristics of the Bac Lieu province. Scientific report-OBJ 5.2, CLUES project.

    Pearson G.A., A.D Ayers and D.L. Eberhard (1996). Relative salt tolerance of rice during germination and early seedling development. Soil Science, 102(3): 151-156.

    Tất Anh Thư, Lê Văn Dũng, Võ Thị Gương, Nguyễn Thị Bích Thủy, Trang Nàng Linh Chi và Đào Lê Kiều Duyên (2016). Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp, 4: 84-93.