Ngày nhận bài: 03-04-2018
Ngày duyệt đăng: 14-08-2018
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA CỎ VOI (Pennisetum Purpureum), XUYẾN CHI (Bidens Pilosa), ZURI (Brachiaria Ruziziensis), KEO DẬU (Leucaeana Leucocephala)TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN LƯỢNG THỨC ĂN THU NHẬN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA DÊ SAANEN
Từ khóa
Cỏ voi, dê Saanen, keo dậu, ruzi, sữa dê, xuyến chi
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành tại Trại chăn nuôi dê của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nhằm đánh giá ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), ruzi (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (Leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến lượng thức ăn thu nhận, năng suất và thành phần hoá học của sữa dê Saanen. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình ô vuông la tinh 4 x 4 gồm có 4 con dê Saanen (chu kỳ tiết sữa thứ 4), 4 loại cây thức ăn và 4 giai đoạn. Kết quả cho thấy, lượng vật chất khô, protein thô, lipit và khoáng tổng số thu nhận có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại cây thức ăn. Năng suất sữa/tuần và năng suất sữa/ngày của dê Saanen đạt cao nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (16,13 và 2,31 lít) và thấp nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,28 và 1,04 lít). Tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa thấp nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (2,62 kg) và cao nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,42 kg). Tỷ lệ ật chất khô, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ chất rắn không mỡ, protein, mật độ và điểm đông băng không có sự khác biệt giữa các loại cây thức ăn (P>0,05). Việc sử dụng keo dậu trong khẩu phần làm tăng lượng chất dinh dưỡng thu nhận, đồng thời cải thiện được năng suất sữa, làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về thành phần hoá học của sữa dê Saanen.
Tài liệu tham khảo
Alikwe P. C. N., Ohimain, E. I. và Omotosho, S. M. (2014). Evaluation of the proximate, mineral, phytochemical and amino acid composition of Bidens pilosa as potential feed/feed additive for non-ruminant livestock Animal and Veterinary Sciences,2(2): 18-21.
AOAC (1990). Official Methods of Analysis,5th edn. Association of Official Analytical Chemists, Washington.
Casey N. and Van Niekerk, W. (1988). The Boer goat. I. Origin, adaptability, performance testing, reproduction and milk production, Small Ruminant Research,1(3): 291-302.
Ceballos L. S., Morales, E. R., De La Torre Adarve, G., Castro, J. D., Martínez, L. P. and Sampelayo, M. R. S. (2009). Composition of goat and cow milk produced under similar conditions and analyzed by identical methodology, Journal of Food Composition and Analysis,22(4): 322-329.
Degen A. (2007). Sheep and goat milk in pastoral societies, Small Ruminant Research,68(1):7-19.
Devendra C. (1991). Nutritional potential of forage trees and shrups as protein sources in ruminant nutrition. Legume trees and other fodder trees as protein sources for livestock, pp. 95-113.
Greyling J., Mmbengwa, V., Schwalbach, L. and Muller, T. (2004). Comparative milk production potential of Indigenous and Boer goats under two feeding systems in South Africa, Small Ruminant Research,55(1): 97-105.
Güler Z. (2007). Levels of 24 minerals in local goat milk, its strained yoghurt and salted yoghurt (tuzlu yoğurt), Small Ruminant Research,71(1): 130-137.
Kabir F., Sultana, M. S., Shahjalal, M., Khan, J. and Alam, M. Z. (2004). Effect of Protein Supplementation on Growth Performance in Female Goats and Sheep under Grazing Condition, Pakistan Journal of Nutrition,3(4): 237-239.
Lê Hoa và Bùi Quang Tuấn (2009). Năng suất, chất lượng một số giống cây thức ăn gia súc (Penesetum purpureum, Panicum maximum, Brachiaria ruzizinensis, Stylothananses guiasinensis) trồng tại Đăk Lăk. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(3): 276-281.
Lê Hòa Bình, Vũ Chí Cương, Hoàng Thị Lũng, Phạm Thị Phần, Ngô Đình Giang (1990). Kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây keo dậu và cây cao lương làm thức ăngia súc. Kết quả nghiên cứu KHKT 1985-1990. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Mengistu U. (2007). Performance of the Ethiopian Somali goats during different watering regimes, Doctoral thesis, Swedish University of Agricultural Sciences.
Mestawet T., Girma, A., Ådnøy, T., Devold, T., Narvhus, J. và Vegarud, G. (2012). Milk production, composition and variation at different lactation stages of four goat breeds in Ethiopia, Small Ruminant Research,105(1): 176-181.
Min B., Hart, S., Sahlu, T. and Satter, L. (2005). The effect of diets on milk production and composition, and on lactation curves in pastured dairy goats, Journal of Dairy Science,88(7): 2604-2615.
Morand-Fehr P., Fedele, V., Decandia, M. và Le Frileux, Y. (2007). Influence of farming and feeding systems on composition and quality of goat and sheep milk, Small Ruminant Research,68(1): 20-34.
Ngô Thị Thuỳ, Bùi Huy Doanh, Bùi Quang Tuấn và Đặng Thái Hải (2015). Thu nhận, tiêu hóa, cân bằng nitơ và dẫn xuất purine trong nước tiểu của dê khi cho ăn keo dậu (Leucaeana leucocephala) và stylo (Stylosanthes guianensis), Tạp chí Khoa học và Phát triển,13(6): 913-920.
Nguyen Thi Hong Nhan (1998). Effect of Sesbania grandiflora, Leucaena leucocephala, Hibiscus rosa-sinensis andCeiba pentadraon intake, digestion and rumen environment of growing goats, Livestock Research for Rural Development,10(3).
Nguyễn Thị Hồng Nhân và Nguyễn Văn Hớn (2010). Sử dụng cỏ Paspalum atratumlàm thức ănxanh nuôi dê thịt. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Trường đại học Cần Thơ,6: 47-52.
Nguyễn Thị Thu Hồng và Võ Quốc Ái (2005). Nghiên cứu khả năng sử dụng cây Mai dương (Mimosa pigra L.) trong khẩu phần ăncủa dê thịt. Tạp chí Nghiên cứu Khoa học. Trường đại học Cần Thơ,4: 71-76.
Park Y. W. (2008). Goat Milk-Chemistry and Nutrition. In:Handbook of Milk of Non-Bovine Mammals.Blackwell Publishing Professional, pp. 34-58.
SAS (1989). SAS/STAT. User’s Guide, Version 6, 4thEdition (SAS Institute: Cary, NC).
Shahjalal M., Biswasm, M. a. A. and Tareque, A. M. M. (1997). Effect of feeding Sesbania leaves on growth and nutrient utilization in goats.,Bang Journal of Animal Science,26: 117-123.
Sharifi M., Bashtani, M., Naserian, A. A. and Khorasani, H. (2013). Effect of dietary crude protein level on the performance and apparent digestibility of Iranian Saanen kids, African Journal of Biotechnology,12(26): 4202-4205.