Ngày nhận bài: 15-08-2016
Ngày duyệt đăng: 24-11-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ CỦ GIỐNG HOA LAY ƠN “CHINON” TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
Từ khóa
Củ lay ơn, nảy mầm, ngủ nghỉ, thối củ, xuân hóa, xử lý lạnh
Tóm tắt
Giai đoạn năm 2010 - 2015, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành nhập nội 10 giống hoa lay ơn từ Hà Lan và tiến hành khảo nghiệm cơ bản. Kết quả đã chọn được giống hoa lay ơn Chinon là giống triển vọng. Giống có đặc điểm sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt, chiều dài cành hoa từ 110 - 130 cm, có từ 10 - 13 hoa/cành, hoa màu đỏ tươi, cành hoa thẳng, cứng phù hợp với thị hiếu của khách hàng hiện nay. Với mục đích tạo ra được số lượng lớn củ giống hoa lay ơn này cung cấp cho sản xuất với giá bán thấp, chất lượng củ giống tương đương với củ nhập nội. Chúng tôi, đã nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật xử lý lạnh củ giống nhằm tăng tỷ lệ bật mầm, bật mầm đồng đều và giảm tỷ lệ thối hỏng củ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, củ sau khi thu hoạch được xử lý sơ bộ như loại bỏ tạp chất, hong khô ở nơi thoáng mát 30 ngày trước khi đưa vào xử lý lạnh ở nhiệt độ 5°C trong thời gian 90 ngày đã cho tỷ lệ thối hỏng thấp nhất 5,2%, tỷ lệ nảy mầm 85,4% và tỷ lệ ra rễ đạt 85,6%. Trồng củ sau khi đưa ra ngoài kho lạnh 10 ngày sẽ giảm tỷ lệ hư hỏng, giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi nhất.
Tài liệu tham khảo
Bùi Thị Hồng (2015). Kết quả nghiên cứu tạo giống hoa lay ơn bằng phương pháp lai hứu tính, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, tr. 187 - 190.
Đặng Văn Đông, Lê Thị Thu Hương, Trịnh Khắc Quang (2011). Quy trình kĩ thuật sản xuất hoa lay ơn Đỏ 09, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, 7(28): 36 - 38.
Đặng Văn Đông (2015). Báo cáo thực trạng và định hướng phát triển Hoa cây cảnh ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Thực trạng và định hướng nghiên cứu, sản xuất và xúc tiến thương mại ngành hoa cây cảnh ở Việt Nam”. Viện Nghiên cứu Rau Quả, Hà Nội.
Đoàn Hữu Thanh và Nguyễn Xuân Linh (2014). Nghiên cứu và xác định một số biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các giống lay ơn (Gladiolus communis Lin) có triển vọng tại Hải Phòng. Tạp chí NN& PTNT, 3.
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình Sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Trịnh Khắc Quang (2012). Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kĩ thuật nhân giống, bảo quản củ giống tới chất lượng hoa lay ơn Đỏ 09, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 187: 278 - 285.
Bhujbal G. B, Chavan N. G. and Mehetre S. S (2014). Importance of growth regulatore and cold storage treatments for breakinh of gladiolus (L. gladiolus grandiflorus L.) corm dormancy.
Cohat, J. (1993). Gladiolus. In: A.A. De Hertogh, and M. Le Nard (Eds.). The physiology of flower bulbs. pp. 297 - 320. Elsevier Science Publishers, Amsterdam, Netherlands.
Gonzales, R. (1997). Techniques in breaking dormancy in gladiolus corms. Foot and Agriculture Organization of the United Nations.
Riaz, T., S.N. Khan and A. Javaid (2009). Response of some new hybrids of Gladiolus grandiflorus to different corm storage temperatures. Int. J. Agric. Biol., 11: 498 - 500.