THÀNH PHẦN NẤM KÝ SINH TRÊN RỆP SÁP VÀ VE SẦU GÂY HẠI RỄ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐẮK LẮK

Ngày nhận bài: 10-05-2015

Ngày duyệt đăng: 22-06-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hoa, Đào, Thường, T., Hạnh, M., Phương, N., Nam, N., An, Đỗ, & Huế, T. (2024). THÀNH PHẦN NẤM KÝ SINH TRÊN RỆP SÁP VÀ VE SẦU GÂY HẠI RỄ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐẮK LẮK. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), 682–689. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/300

THÀNH PHẦN NẤM KÝ SINH TRÊN RỆP SÁP VÀ VE SẦU GÂY HẠI RỄ CÂY CÀ PHÊ TẠI ĐẮK LẮK

Đào Thị Lan Hoa (*) 1 , Trần Thị Thường 1 , Mai Thị Hạnh 1 , Nguyễn Văn Phương 1 , Nguyễn Văn Nam 2 , Đỗ Thị Kiều An 2 , Trần Thị Huế 2

  • 1 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI)
  • 2 Trường Đại học Tây Nguyên (TNU)
  • Từ khóa

    Giải trình tự gen, nấm ký sinh côn trùng, rệp sáp hại rễ cà phê, ve sầu hại rễ cà phê

    Tóm tắt


    Trong tự nhiên, nấm ký sinh xuất hiện trên rệp sáp và ve sầu đã góp phần làm giảm sự gây hại của các loại dịch hại này. Việc thu thập, phân lập và xác định tên các chủng nấm ký sinh trên rệp sáp, ve sầu được thực hiện. Với mục đích tạo vật liệu ban đầu để nghiên cứu và chọn lọc các chủng nấm ký sinh côn trùng có hoạt tính tốt, sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ rệp sáp, ve sầu gây hại rễ cà phê. Trong năm 2013, tổng số mẫu rệp sáp và ve sầu hại rễ cà phê bị nấm ký sinh được thu thập tại các vùng trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk là 421 mẫu. Kết quả đã phân lập được 156 mẫu nấm thuộc 4 chi là Beauveria, Cordyceps, Metarhizium, Paecilomyces. Từ kết quả định danh bằng hình thái đã chọn 18 mẫu đi giải trình tự gen tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đã định danh được 7 loài: Beauveria bassiana, Cordyceps bassiana, Cordyceps cicadae, Cordyceps takaomontana, Metarhizium cylindrosporae, Paecilomyces lilacinus, Paecilomyces hepiali. Đây là các loài mới lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam trên đối tượng rệp sáp và ve sầu hại rễ cà phê bằng phương pháp giải trình tự gen.

    Tài liệu tham khảo

    Balakrishnan M. M., Manjunatha Reddy G. V. and Vinod Kumar P. K. (2012). Record of Metarhizium cylindrosporum (Hypocreales: Clavicipitaceae) on Terpnosia psecas from India. Insect Environment, 18(1&2), April-September 2012.

    Chase A. R., Osborne L. S. and Ferguson V. M. (1986). Selective isolation of the enomopathogenic fungi Beauveria bassiana and Metarhizium anisopliae from an artificial porting medium. Florida entomology, 69: 285 - 292.

    Copping L. G., Menn J. J. (2000). Review Biopesticide: a review of their action applications and efficacy. Pest Management Science, 56: 651 - 676.

    Hà Thị Quyến, Tạ Kim Chỉnh, Hoa Thị Minh Tú, Lại Khánh Linh và Nguyễn Ngọc Quyên (2002). Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản giống đến đặc tính sinh học của vi nấm diệt côn trùng Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana. Báo cáo khoa học, Hội nghị Côn trùng học Toàn quốc lần thứ 4, Hà Nội, 11-12/04/2002, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, tr. 401 - 405.

    Hywel-Jones N. L. (2002). The importance of invertebrate-pathogenic fungi from the tropics. Trop. Mycol., 2: 133-144.

    Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trần Thạnh Phong, Trương Thị Hồng Vân, Somsak Sivichai (2010). Nấm côn trùng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên: nguồn tài nguyên quý cho các ứng dụng sinh học. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội, ngày 26/10/2010.

    Mike A. Rutherford and Noah Phiri (2006). Pests and Diseases of Coffee in Eastern Africa: A Technical and Advisory Manual. CAB International, 68 pp.

    Nguyễn Thị Lộc (2010). Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ dự án hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hai chế phẩm trừ sâu sinh học Ometar và Biovip. Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long - Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp Nhà nước, 72 trang.

    Nguyễn Thị Thủy (2009). Tình hình ve sầu hại cà phê ở Tây Nguyên và biện pháp phòng trừ. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2012 tại: http://ppri.org.vn.

    Phạm Văn Nhạ, Hồ Thị Thu Giang, Phạm Thị Vượng, Đồng Thị Thanh, Trần Thị Tuyết, Đặng Thanh Thúy, Phạm Duy Trọng (2011). Giám định một số chủng nấm ký sinh rệp sáp hại cà phê bằng phương pháp DNA. Tạp chí Khoa học và phát triển, 9(5): 713-718.

    Phạm Văn Nhạ, Hồ Thị Thu Giang, Phạm Thị Vượng, Đồng Thị Thanh, Trần Thị Tuyết, Đặng Thanh Thúy, Phạm Duy Trọng (2012a). Kết quả nghiên cứu một số chủng nấm ký sinh trên rệp sáp hại cà phê tại Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học và phát triển, 10(1): 34-40.

    Phạm Văn Nhạ, Nguyễn Văn Hoa, Đồng Thị Thanh, Trần Thị Tuyết, Phạm Duy Trọng, Đặng Thanh Thúy, Nguyễn Thị Dung, Phùng Thị Hoa, Phí Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Ước, Trần Thị Hoàng Anh, Cù Thị Dần, Đào Thị Lan Hoa, Nguyễn Văn Trung, Hà Văn Lán (2012b). Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê. Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.

    Phạm Thị Thùy, Hoàng Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Hồ Thị Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Liên, Hồ Sỹ Quát (2010). Nghiên cứu phát triển các nguồn nấm côn trùng Beauveria, Metarhizium để ứng dụng phòng trừ sâu hại cây trồng, cây rừng và phát triển nguồn nấm Cordyceps sp. làm thực phẩm chức năng cho người. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ. Nhiệm vụ hợp tác khoa học công nghệ theo nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc (2008 - 2010). Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện Bảo vệ Thực vật, 77 trang.

    Trần Văn Hai, Trịnh Thị Xuân, Phạm Kim Sơn (2009). Khảo sát đặc tính sinh học của sâu xếp lá đậu phộng Archips micaceranawalker và hiệu lực của một số chủng nấm xanh Metarhizium anisopliae Sorokin đối với dịch hại này tại Trà Vinh. Tạp chí Khoa học, 11: 54-62.

    Võ Thị Thu Oanh, Lê Đình Đôn, Bùi Cách Tuyến (2007). Đặc điểm sinh học và khả năng gây bệnh của nấm Metarhizium anisopliae (Metsch.) Sorokin đối với sâu khoang (Spodoptera litura F.) hại rau cải xanh (Brassica juncea L.). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 1&2: 58 - 63.