MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM TỬ CUNG SAU ĐẺ Ở LỢN NÁI

Ngày nhận bài: 17-03-2016

Ngày duyệt đăng: 29-04-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Nam, N., & Thanh, N. (2024). MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM TỬ CUNG SAU ĐẺ Ở LỢN NÁI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), 720–726. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/290

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI VIÊM TỬ CUNG SAU ĐẺ Ở LỢN NÁI

Nguyễn Hoài Nam (*) 1, 2 , Nguyễn Văn Thanh 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt nam
  • 2 Faculty of Veterinary Medicine, Hanoi University of Agriculture, Vietnam
  • Từ khóa

    Can thiệp bằng tay, lợn nái, thời gian đẻ, viêm tử cung sau đẻ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tỉ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái và ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ đối với tình trạng mắc bệnh. Thông tin của 309 lợn nái được theo dõi và thu thập trực tiếp từ 3 trại lợn nái ở 3 tỉnh Bắc Giang, Nam Định và Hòa Bình. Sự ảnh hưởng của từng yếu tố nguy cơ đến tình trạng viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái được kiểm định bằng phương pháp hồi qui logistic đơn biến. Các yếu tố được cho là có liên quan tới tình trạng viêm tử cung (P < 0,2) được sử dụng trong phương pháp phân tích hồi qui logistic đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái là 76,38%. Phân tích hồi qui logistic cho thấy biện pháp can thiệp bằng tay và thời gian đẻ dài là các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng tới tình trạng viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái. Can thiệp bằng tay làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái lên đến 8,86 lần (P < 0,001), trong khi đó thời gian đẻ kéo dài thêm 1h sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,36 lần (P < 0,01). Nghiên cứu này cho thấy tình trạng viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái là rất phổ biến. Các biện pháp kĩ thuật cần áp dụng nhằm hạn chế can thiệp bằng tay trong quá trình lợn đẻ và giảm thời gian lợn đẻ có thể sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh.

    Tài liệu tham khảo

    Bäckström L, M. A., Connor J, Larson R. and Price W. (1984). Clinical study of mastitis-metritis-agalactia in sows in Illinois. J Am Vet Med Assoc., 185: 70-73.

    Biksi I., Takacs N., Vetesi F., Fodor L., Szenci O. and Fenyo E. (2002). Association between endometritis and urocystitis in culled sows. Acta Vet Hung., 50: 413-423.

    Boma M. H. and Bilkei G. (2006). Gross pathological findings in sows of different parity, culled due to recurring swine urogenital disease (SUGD) in Kenya. Onderstepoort J Vet Res., 73: 139-142.

    Dee S.A. (1992). Porcine urogenital disease. In: Veterinary Clinics of North America. Food Animal Practice, Swine Reproduction, 8: 641-660.

    Dial G.D. and MacLachion N.J. (1988). Urogenital Infections of Swine Part I: Clinical Manifestations and Pathogenesis. Compendium of Continuing Education for the Practicing Veterinarian, 10(1): 63-70.

    Glock X. T. P. and Bilkei G. (2005). The effect of postparturient urogenital diseases on the lifetime reproductive performance of sows. The Canadian Veterinary Journal, 46: 1103-1107.

    Hultén F, Persson A, Eliasson-Selling L, Heldmer E, Lindberg M, Sjögren U, Kugelberg C. and Ehlorsson C. J. (2004). Evaluation of environmental and managementrelated risk factors associated with chronic mastitis in sows. Am J Vet Res., 65: 1398-1403.

    Ivashkevich O. P., Botyanovskij A. G., Lilenko A. V., Lemeshevskij P. V. and Kurochkin D. V. (2011). Treatment and prevention of postpartum endometritis of sows. Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical, 1: 48-53.

    Jana B., Jaroszewski J., Kucharski J., Koszykowska M., Górska J. and Markiewicz W. (2010). Participation of Prostaglandin E2 in Contractile Activity of Inflamed Porcine Uterus. Acta Vet. Brno.,79: 249-259.

    Kirwood R. N. (1999). Influence of cloprostenol postpartum injection on sow and litter performance. Swine Health Prod., 7: 121-122.

    Klopfenstein C., D’Allaire S. and Martineau G. P. (1995). Effect of adaptation to the farrowing crate on water intake of sows. Livestock Production Science, 43: 243-252.

    Mateus L., Lopes D., Costa L., Diniz P. and Zięcik A. (2003). Relationship between endotoxin and prostaglandin (PGE2 and PGFM concentration and ovarian function in dairy cows with puerperal endometritis. Anim Reprod Sci., 76: 143-154.

    Messias de Braganc M., Mounier A.M. and Prunier A. (1998). Does feed restriction mimic the effects of increased ambient temperature in lactating sows? J. Anim Sci., 76: 2017-2024.

    Nguyễn Văn Thanh (2003). Khảo sát tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, 10: 11-17.

    Nguyễn Văn Thanh (2007). Mối liên hệ giữa bệnh viêm tử cung của lợn nái với hội chứng tiêu chảy ở lợn con bú mẹ và thử nghiệm biện pháp phòng trị. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 5.

    Oliviero C., Heinonen M., Valros A., Halli O. and Peltoniemi O. A. (2008). Effect of the environment on the physiology of the sow during late pregnancy, farrowing and early lactation. Anim Reprod Sci., 105: 365-377.

    Oliviero C., Heinonen M., Valros A. and Peltoniemi O. (2010). Environmental and sow-related factors affecting the duration of farrowing. Anim Reprod Sci., 119: 85-91.

    Papadopoulos G. A., Vanderhaeghe C., Janssens G. P., Dewulf, J. and Maes, D. G. (2010). Risk factors associated with postpartum dysgalactia syndrome in sows. Vet J., 184: 167-171.

    Quiniou N. and Noblet J. (1999). Influence of high ambient temperatures on performance of multiparous lactating sows. J Anim Sci., 77:2124-2134.

    Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010). Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị. Khoa học Kỹ thuật Thú y, 17: 72-76.

    Waller C. M., Bilkei, G. and Cameron, R. D. A. (2002). Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’ reproductive performance. Australian Veterinary Journal, 80:545-549.