ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN CHỌN GIỐNGTRONG MÔI TRƯỜNG LỢ MẶN (Oreochromis niloticusS)

Ngày nhận bài: 27-09-2012

Ngày duyệt đăng: 18-12-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Toán, L., Sáng, V., & Khuyến, T. (2024). ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN CHỌN GIỐNGTRONG MÔI TRƯỜNG LỢ MẶN (Oreochromis niloticusS). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(7), 993–999. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/24

ẢNH HƯỞNG ĐỘ MẶN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN CHỌN GIỐNGTRONG MÔI TRƯỜNG LỢ MẶN (Oreochromis niloticusS)

Lê Minh Toán (*) 1 , Vũ Văn Sáng 1 , Trịnh Đình Khuyến 2

  • 1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản
  • 2 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Nuôi vỗ, Oreochromis niloticus, rô phi vằn, sản lượng trứng/cá thể, tần suất đẻ

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh sản của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chọn giống nước lợ mặn nhằm xác định độ mặn cho cá rô phi vằn chọn giống sinh sản trong điều kiện nước lợ. Cá rô phi bố mẹ thế hệ thứ 3 đã gắn PIT-tag được bố trí sinh sản trong hệ thống bể composit chứa nước lợ tương ứng với 3 khoảng độ mặn khác nhau 4 - 5‰, 8 - 10‰ và 14 - 16‰, tỷ lệ cá đực: cá cái là 1:2, mỗi công thức được lặp lại 3. Kết quả cho thấy tỷ lệ đẻ cá cái sinh sản tương ứng với độ mặn 4 - 5‰ là 26,2 ± 4,64%; 8 - 10‰ là 17,86 ± 11,21% và 14 - 16‰ là 6,88 ± 6,57%. Số lượng trứng mỗi công thức thu được sau 7 lần thu ở 3 ngưỡng độ mặn tương ứng là 5.229 ± 1280a quả, 2.721 ± 1.559 quả trứng và 923 ± 706 quả trứng. Sức sinh sản tương đối 3 ngưỡng độ mặn 4 - 5‰, 8 - 10‰ và 14 - 16‰ tương ứng là 4,3 ± 0,63 quả trứng/gam cá cái/lần đẻ, 3,36 ± 0,67 quả trứng/gam cá cái/lần đẻ và 1,7 ± 1,27 quả trứng/gam cá cái/lần đẻ. Sức sinh sản tuyệt đối của cá rô phi cái ở độ mặn 4 - 5‰ là 829 ± 122,9 quả trứng/cá thể/lần đẻ, ở độ mặn 8 - 10‰ là 678 ± 135,7, và ở độ mặn 14 - 16‰ là 403 ± 154,5 quả trứng/cá cái/lần đẻ. Ở độ mặn 4 - 5‰, tần suất đẻ của cá cái là 22,3 ± 2,23 ngày, ở độ mặn 8 - 10‰ là 24,9 ± 3,7 ngày và độ mặn 14 - 16‰ là 25,7± 2,59 ngày. Không có sự khác biệt về thời gian giữa hai lần sinh sản của cá cái khi nuôi ở 3 độ mặn thí nghiệm, dao động trong khoảng 3 - 4 tuần/lần sinh sản. Như vậy, ở ngưỡng độ mặn 4 - 5‰ cá rô phi vằn chọn giống trong điều kiện nước lợ sinh sản tốt nhất, sau đó đến ngưỡng độ mặn 8 - 10‰. Việc sinh sản cá rô phi vằn chọn giống trong điều kiện độ mặn dưới ngưỡng 8 - 10‰ có ý nghĩa thực tiễn cao.

    Tài liệu tham khảo

    Chervinski, J. (1982). Enviromental physiology of tilapias. In: R.S.V. Pullin and R.H. Connell (eds). The biology and culture of tilapia. ICLARM conference proceeding 7, international centre for living aquatic resources management, Manila, Philippines.

    Chitmits, P. (1957). The Tilapias and their culture: A second review and bibliography. FAO Fisheries Bulletin 8(1): 1-33.

    Corazon, B. Santiago, Mercedes B. Aldaba, Manuel A. Laron, Ofelia S. Reyes (1988). Reproductive performanceand growth of Niletilapia(Oreochromis niloticus) broodstock fed diets containing Leucaena leucocephalaleaf meal.

    Nguyễn Công Dân và Trần Văn Vĩ (1996). Kỹ thuật nuôi cá Rô phi vằn. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Thị An (1999). Đặc điểm sinh sản của ba dòng cá rô phi O.niloticus (dòng GIFT, dòng Thái, dòng Việt) trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Luận văn thạc sỹ ngành Nuôi trồng Thủy sản, Bắc Ninh.

    Nguyễn Thị Hoa (2008). Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng Protein trong thức ăn đến sinh sản của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chọn giống dòng NOVIT 04. Luận văn Thạc sỹ nuôi trồng thủy sản.

    Pullin, R.S.V. and R.H. Conneell (1988). The second International Symposium on Tilapia in Aquaculture, ICLARM. Conference proceeding, 15 (eds. R.S.V. Pulin, T. Bhuhaswan, K. Tonguthai and I.L. Maclean), p. 259-266. Department of fisheries, Bangkok, Thailand and International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila, Philippines.

    Ridha, M.T. and E.M. Cruz (2001). Effect of different broodstock densities on the reproductive performance of Nile tilapia, Oreochromis niloticus(L.), in a recycling system. Aquaculture Research. 30 (3): 203-210.

    Phạm Anh Tuấn (2009). Nghiên cứu chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi nuôi trong vùng nước lợ mặn. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

    Suresh, A.V. and C. Kwei Lin (1992). Tilapia Culture in Saline Water: A Review. Aquaculture. 106 (3-4): 201-226.

    Wade, O. Watanabe, Ching-Ming Kuo(1985). Observations on the reproductive performanceof Nile Tilapia(Oreochromis niloticus) in laboratory aquaria at various salinities. Aquaculture. 49 (3-4): 315-323.

    Wade, O. Watanabe, Kelly M. Burnett, Bori L. Olla, Robert I. Wicklund (1989). The Effects of Salinity on Reproductive Performance of Florida Red Tilapia. Journal of the World Aquaculture Society. 20 (4):. 223-229.

    Watanabe, W.O., K. Fitzsimmons, Y.Yi (2006). Farming Tilapia in Saline Waters. In: Chhorn E. Lim and Carl D. Webster (Eds), Tilapia Biology, Culture, and Nutrition, pp. 347- 447. Food products press, New York.