KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ VÀ VẬN CHUYỂN HYDRAT CARBON CỦA CÁC DÒNG LÚA KHANG DÂN 18 CẢI TIẾN

Ngày nhận bài: 08-03-2015

Ngày duyệt đăng: 27-05-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Khánh, L., Cường, P., & Hạnh, T. (2024). KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ VÀ VẬN CHUYỂN HYDRAT CARBON CỦA CÁC DÒNG LÚA KHANG DÂN 18 CẢI TIẾN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 534–542. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/209

KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CHẤT KHÔ VÀ VẬN CHUYỂN HYDRAT CARBON CỦA CÁC DÒNG LÚA KHANG DÂN 18 CẢI TIẾN

Lê Văn Khánh (*) 1 , Phạm Văn Cường 2 , Tăng Thị Hạnh 3

  • 1 Nghiên cứu sinh khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Dự án JICA-DCG, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cây lúa, chất khô, Khang Dân 18, hydrat carbon không cấu trúc, tích lũy

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được thực hiện ở vụ mùa 2014 trong điều kiện nhà lưới tại Học viện Nông nghiệp Việt Namnhằm đánh giá khả năng tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat carbon của các dòng lúa Khang Dân 18 (KD18) cải tiến mới chọn tạo, bao gồm: D1, D2, D3, D4 và D5. Đây là các dòng lúa có nền di truyền là giống KD18 được chọn lọc từ tổ hợp lai KD18 x TSC3 theo định hướng ngắn ngày, năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng KD18 cải tiến ngắn ngày hơn so với giống đối chứng (KD18) từ 10 - 11 ngày. Tốc độ vận chuyển hydrat carbon không cấu trúc từ thân về bông và tỷ lệ hạt chắc của các dòng D1, D4 và D5 đềucao hơn so với giống KD18. Năng suất cá thể của các dòng này đều tương quan thuận và chặt với khối lượng chất khô ở giai đoạn trước trỗ và cường độ quang hợp ở giai đoạn sau trỗ. Dòng D5 có năng suất cá thể cao hơn so với đối chứng, hai dòng có năng suất tương đương đối chứng là D1 và D4, hai dòng còn lại (D2 và D3) có năng suất thấp hơn đối chứng. Do các dòng lúa cải tiến đều có thời gian sinh trưởng rất ngắn nên năng suất tích luỹ của chúng đều cao hơn hoặc tương đương so với đối chứng.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(2): 154-160.

    Đỗ Thị Hường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2014). Tích lũy hydrat carbon không cấu trúc trong thân của dòng lúa ngắn ngày ở các mức đạm bón khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(8): 1168-1176

    Katsura, K., Maeda S., Horie T., Shiraiwa T. (2007). Analysis of yield attributes and crop physiological traits of Liangyoupeijiu, a hybrid rice recently bred in China. Field Crop Research, 103:170-177.

    Khush (2010). www.nature.com/reviews/genetics (Macmillan Magazines Ltd., 2: 818).

    Ohsumia, A, Toshiyuki Takaib, Masashi Idac, Toshio Yamamotod, Yumiko Arai-Sanohb, Masahiro Yanod, Tsuyu Andoe, Motohiko Kondob (2010). Evaluation of yield performance in rice near-isogenic lines with increased spikelet number. Field Crops Research, 120(1): 68-75.

    Pham Van Cuong., Murayama, S. and Kawamitsu, Y. (2003). Heterosis for photosynthesis, dry matter production and grain yield in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.) from thermo-sensitive genic male sterile line cultivated at different soil nitrogen levels. Environ. Control in Biol., 41(4): 335-345.

    Pham Van Cuong, Hoang Viet Cuong, Tang Thi Hanh, Duong Thi Thu Hang, Taluya Araki, Atsushi Yosgimura anh Toshihiro Mochizuki (2014). Heterosis for Photosynthesis and Dry Matter Accumulation in F1 hybrid rice (Oryza sativa L.) Produced froom Thermo-sensitive genic male Sterile line under Drought Stress at Headinh Stage I. J.Fac.Agr. Kyushu Unive., 59(25): 221 - 228.

    Takai, T., S. Matsuura, T. Nishio, A. Ohsumi, T. Shiraiwa,T. Horie (2006). Rice yield potential is closely related to crop growth rate during late reproductive period. Field Crops Research 96: 328-335.

    Tang Thi Hanh, Takuya Araki and Fumitake Kubota (2009). Characteristics of Growth and CO2 Exchange Rate of Single Leaf in a Vietnamese Hybrid Rice Variety and Its Parents during Vegetative Stage, J. Sci. Dev., 7(2): 174 - 180.

    Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường, Phan Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Trang, Lê Thị Vân (2012). Ưu thế lai về quang hợp ở lá đòng của giống lúa lai Việt Lai 50 (Oryza sativa L.) trong thời kỳ chín. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, kỳ 1 tháng 8, tr. 25 - 29.

    Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường, Phạm Văn Cường, Takuya Araki (2013). Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích lũy của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (14): 9-17.

    Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng, Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(2): 146-158.

    Yoshida, S. (1981). Fundamentals of Rice Crop Science. IRRI, Los Banos, p. 269.

    Yoshida (1985). Những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, Nhà xuất bản Nông nghiệp (Mai Văn Quyền dịch), p. 273 - 324.

    Venkateswarlu, B and Visperas, R.M. (1987). Source-sink relationships in crop plants. IRPS No. 125.

    Wada, G. (1995). Translocation, accumualation and parttioning of carbonhydrates. In: Science of the rice plant. Takana Matsumo, Kikuo Kumazawa, Ryuichi Ishii, Kuni Ishihara, Horishi Hirata. Food and Agriculture Policy Research Centre, Tokyo, 2: 551-565.