ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN NĂNGSUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÂY HÀNH HƯƠNG (Allium fistulosum L.)

Ngày nhận bài: 25-07-2014

Ngày duyệt đăng: 04-06-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Thứ, V. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN NĂNGSUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÂY HÀNH HƯƠNG (Allium fistulosum L.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 502–508. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/206

ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN NĂNGSUẤT VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÂY HÀNH HƯƠNG (Allium fistulosum L.)

Võ Minh Thứ (*) 1

  • 1 Trường đại học Quy Nhơn
  • Từ khóa

    Hành hương, hàm lượng, năng suất hành, phẩm chất hành, phân bón kali

    Tóm tắt


    Bình Định là một trong những tỉnh trồng nhiều cây rau gia vị có giá trịnhướt, kiệu, hành, đặc biệt là cây hành hương. Cây hành hươnglà loại gia vị có tính đặc sản địa phương, được trồng từ lâu đời trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Phù Cát là huyện có diện tích trồng hành hương lớn nhất. Để tăng năng suất hành,người dân đã chú trọng nhiều biện phápchăm sóc, đặc biệt là phân bón. Tuy nhiên, việc bón phân không cân đối và thiếu kali đã không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây hành dễ bị bệnh(kali là yếutố đóng vai trò quantrọngđối với sự tổng hợp các hợp chất hydratcarbon, làm tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng và chống đổ ngã cho cây thân thảo (Horst Marchner, 1996). Do đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu bón phân KCl ở các mức 160, 170, 190, 220kg K2O/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung cấp phân bón kali ở mức 190kg là thích hợp nhất đối với cây hành hương. Với mức bón trên nhiều chỉ tiêu hóa sinh như: Hàm lượng chất khô, vitamin C, nguyên tố khoáng P, N, Ca đều cao hơn so với các mức bón khác, đặc biệt năng suất tăng 22% so với mức bón 170 K2O/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1998).Thực hành hóa sinh. Nhà xuất bảnGiáo dục, Hà Nội.

    Nguyễn Mạnh Chinh(2008).Kỹ thuật trồng hành- tỏi- hẹ. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.

    Nguyễn Minh Chơn, Phan Thị Bích Trâm (2005). Giáo trình thực tập hóa sinh, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

    Trần Biểu Cúc (2006).Tác dụng kỳ diệu của hành và gừng. Nhà xuất bảnPhụ Nữ.

    Hà Sơn(2010).Hành giấm trị bách bệnh. Nhà xuất bảnThời đại.

    Bernier-Cardou M., Furlan V. (1989).Effects of N, P and K on formation of vesicular-arbuscular mycorrhiza, on growth and mineral concentration of onion. Plant physiology, 68(17): 520-522.

    Brewster J. (1994).Onions and other vegetable alliums. Crop Production Science in Horticulture, CAB International, Wallingford.

    Lê Văn Khoa, NguyễnXuân Cự, Lê Đức, Trần khắc Hiệp, Cái Văn Tranh(1996).Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bảnGiáo dục.

    Horst Marchner(1996).Mineral nutrition of higher plant. Academic press, London.

    Lincoln Taiz, Eduardo Zeiger(2006).Plant physiology. Sinaur Associates. Inc, Publisher, USA.