ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC MẮC BỆNH CARE VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Ngày nhận bài: 12-05-2012

Ngày duyệt đăng: 29-10-2012

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lan, N., & KEONAM, K. (2024). ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC MẮC BỆNH CARE VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(6), 913–918. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1709

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC MẮC BỆNH CARE VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG ĐỂ CHẨN ĐOÁN BỆNH

Nguyễn Thị Lan (*) 1 , Khao KEONAM 2

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Thú y, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Chó Phú Quốc, bệnh Care, miễn dịch huỳnh quang, virus Care

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định một số đặc điểm bệnh lý của chó Phú Quốc và chẩn đoán bệnh Care cho loại chó này. Các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên khi mắc bệnh Care là sốt cao, biếng ăn hoặc không ăn, nôn mửa đối với chó con, ho ở chó trưởng thành, có nốt sài tại vùng da mỏng ở vùng bụng, ỉa chảy và có triệu chứng thần kinh như đi thành vòng tròn. Biến đổi đại thể tập trung chủ yếu ở phổi và ruột. Mặt cắt phổi có nhiều dịch chảy ra; ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết; đại não bị sung huyết. Các dấu hiệu bệnh tích khác là: Lách sưng, mặt cắt lồi, hạch lympho sưng, gan thoái hóa, túi mật sưng to. Các bệnh tích vi thể bao gồm nhiều hồng cầu trong lòng phế nang, vách phế nang đứt nát, thoái hóa tế bào nhu mô, lông nhung bị đứt nát, thâm nhiễm tế bào viêm ở não. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp miễn dịch huỳnh quang (Immuno Fluorescent - IF) để chẩn đoán và xác định sự có mặt của virus Care ở các cơ quan tổ chức của chó bị mắc bệnh Care.

    Tài liệu tham khảo

    Appel M.J, Summer B.A (1995). Pathologenicity of mobillivirus forterresttrial carnivores, Vet. Microbiol. 44: 187-191.

    David T. Smith, Donald S. Martin (1979). Zinser’s Text book of Bacteriology, pp.808-810.

    Kai C, Ochikubo F, Okita M, Iinuma T, Mikami T, Kobune F, Yamanouchi K(1993). Use of B95a cells for isolation of canine distemper virus from clinical cases. J Vet Med Sci.,55(6): 1067-1070.

    Lan NT, Yamaguchi R, Inomata A, Furuya Y, Uchida K, Sugano S, Tateyama S(2006). Comparative analyses of canine distemper viral isolates from clinical cases of canine distemper in vaccinated dogs Vet Microbiol. Tr:32-42. Epub 2006 Feb. 28.

    Nguyễn Hữu Nam (2010). Nghiên cứu sự lưu hành của virus Care gây bệnh trên chó ở vùng phụ cận Hà Nội bằng phương pháp miễn dịch và chọn chủng để chế vaccine phòng bệnh. Báo cáo tóm tắt tổng kết đề tài, tr6-7.

    Nguyễn Vĩnh Phước (1978). Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp.

    Simpson K.W., Maskell I.E., Markwell P.J. (1994). Use of a restricted antigen diet in the management of idiopathic canine Colitis, Journal of small Animal practice 35, pp.233-238.

    Timothy Y. Woma, Moritz van Vuuren (2009). Isolation of canine distemper viruses from domestic dogs in South Africa using Vero.DogSLAM cells and its application to diagnosis, African Journal of Microbiology Research Vol. 3.

    Trần Thanh Phong (1996). Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tr. 54-68.