SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI MUA RAUTẠI CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 06-08-2014

Ngày duyệt đăng: 26-03-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Chung, Đỗ, & Trung, N. (2024). SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI MUA RAUTẠI CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 308–315. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/165

SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI MUA RAUTẠI CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Đỗ Kim Chung (*) 1 , Nguyễn Linh Trung 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Sự lựa chọn, người mua rau, chợ, siêu thị, thành phố Hà Nội

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện thông qua khảo sát 255 người mua rau tại 4 chợ bán buôn, 7 chợ bán lẻ và 6 siêu thị ở Hà Nội để xem xét đặc điểm và hành vi của người tiêu dùng mua rau ở chợ hay ở siêu thị. Kết quả nghiên cho thấy: 75,3% số người mua rau là nữ. Tiêu chí lựa chọn rau quan trọng là độ tươi và mầu sắc của rau. Người tiêu dùng quyết định mua ở siêu thị là do họ tin tưởng hơn ở nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, người mua rau ở chợ lại lấy sự hợp lý về giá sản phẩm là tiêu chí hàng đầu. Người mua rau ở siêu thị có độ tin tưởng ở sản phẩm cao hơn so với người mua ở chợ. Do đó, họ sẵn sàng chi trả giá cao hơn nếu chất lượng rau được đảm bảo. Ít có sự khác nhau về sự tiện lợi ở nơi mua giữa chọn chợ hay siêu thị. Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về rau của người tiêu dùng ở siêu thị và chợ như cần phải: 1) Hỗ trợ người sản xuất, thu gom và bán buôn nắm được nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt các thông tin về sự lựa chọn của người tiêu dùng; 2) Các siêu thị tiếp tục duy trì sản phẩm có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, nhất là các loại rau an toàn, VietGAP, rau hữu cơ để giữ vững lòng tin của người tiêu dùng; 3) Cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện việc quy hoạch chợ hợp lý, duy trì thường xuyên việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và thương hiệu; 4) Người sản xuất rau nên đa dạng hóa sản phẩm và áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn để đăng ký thương hiệu và chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

    Tài liệu tham khảo

    Hoàng Bằng An, Nguyễn Thị Tân Lộc, Lê Như Thịnh, Nguyễn Thị Thanh Thủy và Hoàng Việt Anh (2010). Báo cáo khảo sát thị trường rau Việt Nam.Dự án Tăng cường năng lực SPS cho rau ở Việt Nam thông qua tiếp cận chuỗi giá trị. Tổ chức Nông Lương thế giới tại Hà Nội.

    Hall, J.N., Moore, S., Harper S.B. and Lynch J.W.(2009).Global Variability in fruit and vegetable consumption. Am J Prev Med; 36 (5): 402-409.

    Lê Thị Hương(2012).Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn và mức độ sẵn sàng chi trả cho thịt lợn an toàn của người dân trên địa bàn thành phố Huế. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Huế.

    Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Việt Anh và Hoàng Thị Yến (2010).Hiện trạng phân phối rau tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. Số 5, 2010. Trang 98-104.

    Muriel Figué và cộng sự (2003).Thói quen tiêu dùng rau ở Hà Nội, Báo cáo dự án, dự án SUSPER. Trung Tâm nghiên cứu Quốc tế cho phát triển nông nghiệp, Hà Nội.

    Tổng cục Thống kê (2014). Niên giám thống kê 2013. Nhà xuất bản Thống kê.