KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU LÁ TÍA TÔ

Ngày nhận bài: 26-08-2014

Ngày duyệt đăng: 10-03-2015

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Lan, N., Thuật, B., Tuyên, L., & Duyên, N. (2024). KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU LÁ TÍA TÔ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 245–250. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/157

KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU LÁ TÍA TÔ

Nguyễn Thị Hoàng Lan (*) 1 , Bùi Quang Thuật 2 , Lê Danh Tuyên 3 , Nguyễn Thị Ngọc Duyên 4

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Dầu, Hương liệu và Phụ gia thực phẩm, Viện Công nghiệp thực phẩm
  • 3 Viện Dinh dưỡng quốc gia
  • 4 Sinh viên K55, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt nam
  • Từ khóa

    Tinh dầu tía tô, kháng khuẩn, Escherichia coli, Salmonella, P. fluorescens, P. aeruginosa, Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus feacium

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô đối với 8 chủng vi khuẩn gây hư hỏng và ngộ độc thực phẩm (Escherichia coli, Salmonella, P. fluorescens, P. aeruginosa VTCC-B-657, Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus feacium). Kết quả cho thấy tinh dầu lá tía tô có khả năng kháng khuẩn đối với tất cả các chủng vi khuẩn nghiên cứu ngoại trừ P. aeruginosa. Tác động của tinh dầu lá tía tô lên vi khuẩn gram dương mạnh hơn lên vi khuẩn gram âm. Tinh dầu nguyên chất ức chế hoàn toàn 4 chủng vi khuẩn gram dương nghiên cứu là Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Streptococcus feaium (vi khuẩn không mọc trên toàn đĩa thạch) và 1 chủng vi khuẩn gram âm là P. fluorescens. Nồng độ tinh dầu tối thiểu ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn nghiên cứu từ 1.024 - 4.096 µg/ml và cao hơn ở 2 chủng Escherichia coli và Salmonella là >8.192 µg/ml.

    Tài liệu tham khảo

    Bumblauskien L., J. Vandas., J. Valdimaras., M. Ramute and R. Ona (2009). Preliminary analysis on essential oil composition of Perilla L. Cultivated in Lithuania. Acta Poloniae Pharmaceutica, Drug Research, 66(4): 409-413.

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 943-949.

    Đỗ Tất Lợi (2003). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, tr. 648-649.

    Mahesh, B., Satish S. (2008). Antimicrobial activity of some important medicinal plant against plant and human pathogens. World J Agric Sci., 4[S]: 839-843.

    Solórzano-Santos F and M. G. Miranda-Novales (2012). Essential oils from aromatic herbs as antimicrobial agents. Food biotechnology- Plant biotechnology, 23(2): 136-141.

    Yu H-C., K. Kenichi., M. Haga (2010). Perilla: The Genus Perilla. Taylor & Francis, 206p.