ẢNH HƯỞNG GIỮA CÁC MỨC PHÂN BÓN VI SINH VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA NẾP CẨM GIỐNG ĐH6

Ngày nhận bài: 22-09-2014

Ngày duyệt đăng: 15-09-2015

DOI:

Lượt xem

5

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hảo, N., Hưng, Đàm, Hổ, N., & Liết, V. (2024). ẢNH HƯỞNG GIỮA CÁC MỨC PHÂN BÓN VI SINH VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA NẾP CẨM GIỐNG ĐH6. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(6), 876–884. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1541

ẢNH HƯỞNG GIỮA CÁC MỨC PHÂN BÓN VI SINH VÀ MẬT ĐỘ CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA LÚA NẾP CẨM GIỐNG ĐH6

Nguyễn Thị Hảo (*) 1 , Đàm Văn Hưng 1 , Nguyễn Giáo Hổ 1 , Vũ Văn Liết 2

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ vi sinh và mật độ cấy khác nhau đến các chỉ tiêu sinh lý và năng suất của giống nếp cẩm ĐH6. Lượng phân hữu cơ vi sinh khác nhau không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh học như chiều cao cây cuối cùng, thời gian sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6. Sự tương tác giữa lượng phân bón hữu cơ vi sinh và mật độ cấy có ảnh hưởng rõ đến chỉ số diện tích lá (LAI) và chất khô tích lũy qua các thời kỳ sinh trưởng. Kết quả không cho thấy sự tương quan chặt giữa năng suất thực thu với chỉ số diện tích lá ở thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu, có sự tương quan chặt giữa chỉ tiêu này với LAI ở thời kỳ trỗ và chín sáp. Ở thời kỳ chín sáp, với mật độ cấy 40 khóm/m2cho khối lượng chất khô tích lũy cao nhất ở tất cả các công thức phân bón. Trong vụ Xuân công thức bón phân hữu cơ vi sinh từ 700 - 900kg/ha và vụ Mùa công thức bón 900kg/ha, với mật độ cấy 40 khóm/m2, năng suất thực thu cao nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8369: 2010 “Gạo trắng - xác định độ bền Gel”.

    Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng, Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích lũy và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 12(2): 146 - 158.

    Đỗ Thị Hường, Đoàn Công Điển, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan, Phạm Văn Cường (2013). Đặc tính quang hợp và tích lũy chất khô của một số dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 11(2): 154 - 160.

    Vũ Hữu Yêm (1998), Giáo trình phân bón và cách bón phân, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

    Yoshida, S.(1981). Fundanmentals of rice crop science. Intl. Rice Res. Inst. (Los Banos), p. 195 - 251.

    http: //www.erice.vn/index.php?vn, ngày đăng 20/06/2008.