ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHÊU (Meretrix lyrata) NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT

Ngày nhận bài: 03-09-2014

Ngày duyệt đăng: 02-03-2015

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Khôi, L., & Ghi, L. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHÊU (Meretrix lyrata) NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(2), 192–199. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/153

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG, NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NGHÊU (Meretrix lyrata) NUÔI THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT

Lê Văn Khôi (*) 1 , Lê Thanh Ghi 2

  • 1 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
  • 2 Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
  • Từ khóa

    Ao đất, Meretrix lyrata, nghêu, tăng trưởng, tỉ lệ sống, thức ăn

    Tóm tắt


    Ảnh hưởng của mật độ thả nuôi đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của nuôi nghêu (Meretrix lyrata) thương phẩm được tiến hành tại các ao đất với diện tích 500m2. Nghêu giống (kích cỡ 2,45 ± 0,08g) được thả với các mật độ 90, 150 và 210 con/m2và nuôi trong thời gian 12 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ khác nhau không ảnh hưởng đến hàm lượng DO, pH, NH4+và chlorophyll-a trong các ao nuôi (P>0,05). Tốc độ sinh trưởng của nghêu ở các mật độ từ 90-150 con/m2 (0,57-0,60%/ngày) cao hơn sinh trưởng của nghêu ở 210 con/m2(0,48%/ngày), năng suất nghêu nuôi cao nhất (26,4-27,0 tấn/ha) ở mật độ 150-210 con/m2, cao hơn nghêu thả 90 con/m2 (18,8 tấn/ha). Tỷ lệ sống của nghêu tỷ lệ nghịch với mật độ thả giống (P< 0,05). Lợi nhuận (134,6 triệu đồng/ha) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất (32,13%) ở nghêu nuôi ở mật độ 150 con/m2và thấp nhất (33,4 triệu đồng/ha và 9,01%) tại mật độ 210 con/m2. Kết quả nghiên cứu khuyến nghị rằng mật độ thả giống phù hợp khi nuôi nghêu trong ao đất là 150 con/m2.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thị Kim Anh, Chu Chí Thiết (2012). Ảnh hưởng của mật độ thả nuôi đến tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của ngao (Meretrix lyrata) nuôi ở vùng bãi triều Thanh Hóa. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tr. 17-21.

    Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Thị Là và Phan Thị Vân (2011). Đánh giá hiện trạng môi trường một số vùng nuôi ngao miền Bắc Việt Nam. Báo cáo thuộc nhiệm vụ khẩn cấp: “Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh cho ngao nuôi ở miền Bắc Việt Nam”.

    Như Văn Cẩn, Chu Chí Thiết, Lê Thanh Ghi, Nguyễn Bá Lương và Martin S Kumar (2010). Phát triển công nghệ nuôi nghêu ngoài bãi triều: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của 2 cỡ nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) nuôi ở bãi triều. Báo cáo tổng kết Dự án Vie/027/05.

    Trương Quốc Phú (1999). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hóa và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata đạt năng suất cao. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

    Nguyễn Hữu Phụng (1996). Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi ấu trùng ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby). Tạp chí Khoa học và Công nghệ số, 7 + 8: 13-21; 14-18.

    Ngô Thị Thu Thảo, Đào Thị Mỹ Dung và Võ Minh Thế (2012). Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) giai đoạn giống. Tạp chí khoa học, 21b: 97-107.

    Bùi Đắc Thuyết và Trần Văn Dũng (2013). Hiện trạng nghệ nuôi ngao ở một số tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Tạp chí khoa học và phát triển, 11(7): 972-980.

    Beal, B. F., M.R. Parkerband K. W. Vencilec(2001). Seasonal effects of intraspecific density and predator exclusion along a shore-level gradient on survival and growth of juveniles of the soft-shell clam, Mya arenariaL., in Maine, USA. J. Exp. Mar. Biol. Ecol., 264(2): 133-169.

    Boyd, C.E. (1990). Water quality in ponds for aquaculture. Alabama Agricultural Experiment Station, Auburn University, p. 462.

    Calabrese, A. (1972). How some pollutants affect embryos and larvae of American oyster and hard-shell clam. Mar. Fish. Rev., 34(1-12): 66-77.

    Chien, Y. H. and W. H. Hsu (2006). Effects of diets, their concentrations and clam size on filtration rate of hard clams (Meretrix lusoria). J. Shellfish Res., 25(1): 15-22.

    Davis, H. C. (1958). Survival and growth of clam and oyster larvae at different salinities. Biological. Bulluletin (Woods Hole), 114: 296-307.

    Helm, M.M. and N. Bourne (2004). Hatchery culture of bivalves, a practical manual. FAO fisheries technical, p. 471.

    Jack, M. W., L. N. Sturmer and M. J. Oesterling (2005). Biology and Culture of the Hard Clam (Mercenaria mercenaria). Southern Regional Aquaculture Center, Publication No. 433.

    Jeng, S.S and Y.M. Tyan (1982). Growth of the hard clam Meretrix lusoria in Taiwan. Aquaculture, 27(1): 19-28.

    Jones, A. B. and N. P. Preston (1999). Sydney rock oyster, Saccostrea commercialis (Iredale & Roughley), filtration of shrimp farm effluent: the effects on water quality. Aquac. Res., 30(1): 51-57.

    Li, Z., Z. Liu, R. Yao, C. Luo and J. Yan (2010). Effect of temperature and salinity on the survival and growth of Meretrix lyrata juveniles. Acta Ecol. Sin., 13: 3406-3413.

    Mulholland, R. (1984). Habitat suitability index models: hard clam. U.S. Fish Wildlife service, p.21.

    Tang, B., B. Liu, G. Wang, T. Zhang and J. Xiang (2006). Effects of various algal diets and starvation on larval growth and survival of Meretrix meretrix. Aquaculture, 254: 526-533.

    Willows, R. I. (1992). Optimal digestive investment: A model for filter feeders experiencing variable diets. Limnol. Oceanogr., 37(4): 829-847.