PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN (Streptomycesspp.) ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH CÂY

Ngày nhận bài: 12-06-2014

Ngày duyệt đăng: 10-08-2014

DOI:

Lượt xem

15

Download

7

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiền, L., Lợi, Đinh, Vân, V., & Giang, N. (2024). PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN (Streptomycesspp.) ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH CÂY. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 656–664. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/150

PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN (Streptomycesspp.) ĐỐI KHÁNG NẤM BỆNH CÂY

Lê Thị Hiền (*) 1 , Đinh Văn Lợi 1 , Vũ Thị Vân 1 , Nguyễn Văn Giang 1

  • 1 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    F.oxysporum, Botryosphaeria dothidea, Phytophthora capsici, Streptomyces roseosporus, Streptomyces albofaciens

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu là xác định những chủng xạ khuẩn có tính đối kháng cao với nấm hại thực vật. Từ8 mẫu đất khác nhau, đã phân lập và làm thuần được 43 chủng xạ khuẩn, phân thành 7 nhóm màu với tỷ lệ khác nhau: trắng - 37,2%; xám - 22,9%; nâu - 14,0%; vàng - 11,6%; hồng - 2,3%; tím -2,3%; xanh - 4,7%. Trong số đó có 16 chủng đối kháng nấm Fusarium oxysporum, 11 chủng đối kháng nấm Botryosphaeria dothidea; 3 chủng đối kháng nấm Phytophthora capsicivà 4 chủng đối kháng nấm Sclerotium hydrophylum. Đã tuyển chọn được 2 chủng xạ khuẩn HN6 và NA1 có hoạt tính kháng nấm mạnh nhất. Khảo sát khả năng sinh trưởng trên môi trường Gause I cho thấy HN6 và NA1 có khả năng sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 30ºC, pH trung tính, đồng thời, chúng có khả năng chịu nhiệt độ, nồng độ muối tương đối cao. Khảo sát khả năng sinh trưởng trên môi trường ISP 9 cho thấy HN6 và NA1 có khả năng sử dụng các nguồn đường khác nhau: D - glucose, saccarose, D - xylose, rhamnose, raffinose. Bước đầu đã xác định được chủng HN6 thuộc loài Streptomyces roseosporus, chủng NA1 thuộc loài Streptomyces albofaciens.

    Tài liệu tham khảo

    Dhanasekaran D., Thajuddin N., Panneerselvam A. (2012). Applications of Actinobacterial Fungicides in Agriculture and Medicine. Fungicides for Plant and Animal Diseases, pp. 1-27

    Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu (1978). Một số phương pháp nghiên cứu visinh vật học - Tập III. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

    Nguyễn Thành Đạt (2000). Sinh học visinh vật, Nhà xuất bản Giáo dục.

    Gause G. F., Preobrazenskaya TP. (1983). Opredelitels actinomycetov. M.: Nauka, p. 34 -48 (Tiếng Nga)

    Gulve and Deshmukh (2011). Enzymatic activity of Actinomycetesisolated from marine sediments. Recent Research in Science and Technology, 3(5): 80-83.

    Nguyễn Thị Minh Hằng, Đỗ Văn Bút (2013). Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn Actinomycetesphân giải cellulose từ đất rừng. Hội nghị khoa học toàn quốc.

    Lê Gia Hy (1994). Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomycessinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh đạo ôn và thối cổ rễ phân lập ở Việt Nam. Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Sinh học, chuyên ngành: Vi sinh vật học, Viện Công nghệ sinh học, Hà Nội

    Biền Văn Minh (2000). Nghiên cứu khả năng sinh chất kháng sinh của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất Bình Trị Thiên.Luận án Tiến sĩ Sinh học, chuyên ngành: Vi sinh vật học,Đại học Sư phạm Hà Nội.

    Larsen, H. (1986). Halophilic and halotolerant microorganism: an overview historical perspective. FEMS Microbiol. Biotechnol., 24: 2235-2241.

    Mitra A., Santra SC., Mukherjee J. (2008). Distribution of Actinomycetes, their antagonistic behavior and physico-chemical characteristics of worlds largest tidal mangrove forest. Appl. Microbiol. Biotechnol., 80: 685-695.

    Newman DJ, Cragg GM, Snader KM (2003). Natural products as ourees of new drugs over the period. J Nat Prod, 66: 1022 - 1037.

    Oskay, M., U.A. Tamer and C. Azer (2004). Antibacterial activity of some actinomycetes isolated from farming soils of Turkey. Afr.J. Biotechniol., 3: 441-446

    Proudyogiki, Roopali Gour, Rajiv Gandhi(2012). Isolation and Characterization of Actinomycetesagainst Macrophomina phaseolinaand Rhizoctonia solani. Advance Journal of Pharmaceutical Sciences, 1(2): 31-30.

    Qin Z., Peng V., Zhou X., Liang R., Zhou Q., Chen H., Hopwood DA., Keiser T., Deng Z. (1994). Development of a gene cloning system for Streptomyces hygroscopicusvarying chengensis, a producer of three useful antifungal compounds by elimination of three barriers to DNA transfer. J Bacteriol., 176: 2090-2095.

    StanleyT. Williams ME. Sharpe, Holt JG. (1989). Bergey’s Mannual of Systematic bacteriology, Williams & Wilkins,4: 2452-2492.

    Đặng Văn Tiến, Nguyễn Đình Tuấn, Vi Thị Đoan Chính, Ngô Đình Bính (2009). Nghiên cứu xạ khuẩn sinh kháng sinh kháng vi khuẩn Xanthomonasoryzaegây bệnh bạc lúa. Báo cáo khoa học hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc.

    Trerner HD., Buckus EJ. (1963). System of color wheels for Streptomycestaxonomy. Appl. Microbiol., 11: 335 - 338.