KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP LÚA LAI TH3 - 7

Ngày nhận bài: 20-10-2015

Ngày duyệt đăng: 02-12-2016

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Yến, P., Quang, V., Ngọc, V., & Trâm, N. (2024). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP LÚA LAI TH3 - 7. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1846–1852. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1487

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP LÚA LAI TH3 - 7

Phạm Thị Ngọc Yến (*) 1, 2 , Vũ Văn Quang 2 , Vũ Thị Bích Ngọc 2 , Nguyễn Thị Trâm 2

  • 1 Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp
  • 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng
  • Từ khóa

    Lúa lai hai dòng, ngưỡng nhiệt độ chuyển đổi tính dục, sản xuất hạt lai F1, TH3 - 7, trùng khớp

    Tóm tắt


    Nhằm hoàn thiện qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 cho giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 7 đạt năng suất F1 trên 3 tấn/ha, nhóm tác giả đã bố trí các thí nghiệm trên đồng ruộng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và ứng dụng qui trình trên diện tích rộng (45 ha) tại Trực Ninh, Nam Định. Các thí nghiệm đã thu được kết quả như sau: Dòng T1S - 96BB có thời gian từ gieo đến trỗ 78 - 80 ngày, ngắn hơn R7 từ 5 - 7 ngày, khi sản xuất hạt lai cần xác định thời vụ gieo dòng mẹ để khi lúa trỗ gặp thời tiết thuận lợi nhất (ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 28 - 32°C, nắng nhẹ, gió nhẹ), cụ thể nên gieo mẹ xung quanh 20/6 để lúa trỗ sau 5/9, gieo bố lần 1 trước mẹ 5 - 7 ngày, bố lần 2 gieo cùng dòng mẹ là trùng khớp. Diện tích cấy dòng mẹ trong ruộng sản xuất hạt lai chiếm 72 - 75%, dòng bố và đường công tác 25 - 28%; Khoảng cách cấy mẹ 15 x 13 - 15 cm; Tỷ lệ hàng bố mẹ là 2R:16S, cho năng suất F1 cao nhất. Lượng GA3 phun cho ruộng sản xuất F1 từ 130 - 160 gam + 600 lít nước/ha (phun lần đầu 400 lít đều trên toàn diện tích, lần 2 phun riêng bố 200 lít/ha). Kết quả nghiên cứu này làm cơ sở để xây dựng qui trình duy trì dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai TH3 - 7 đạt năng suất > 3 tấn/ha, chất lượng gieo trồng đáp ứng qui chuẩn kỹ thuật đối với lúa lai hai dòng (QCVN 01 - 51:2011/TTBNNPTNT).

    Tài liệu tham khảo

    APSA (2014). Hybrid Rice Development AcrossAsia Need of the Hour. In Symp. onHybrid Rice: Ensuring Food Security in Asia 02/07/2014, Bangkok, Thailand.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa lai 2 dòng (QCVN 01 - 51: 2011/TTBNNPTNT).

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2014). Dự thảo: “Đề ántái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020”.

    IRRI (2002). Standart evaluation system for rice. (Viện nghiên cứu lúa Quốc tế P.O. Box 933. 1099 - Manila Philippines).

    Furuya, N. Taura, S.; Bui Trong Thuy; Phan Huu Ton, Nguyen Van Hoan and Yoshimura, A. (2003). “Experimental technique for Bacterial blight of rice”. HAU - JICA ERCB Project, Hanoi, 2003, 42p.

    Nguyen Tri Hoan (2010). Recent achievements in research and development of Hybrid rice in Vietnam. In “Vietnam fifty years of Rice Research and Developmen”, Ministry of Agriculture and Rural Development. Agriculture Publishing house, Hanoi, pp. 189 - 202.

    Mou T.M. (2000). Methods and procedures for breeding EGMS lines - Training course, Hangzhou, China, 2000.

    Phạm Chí Thành (1986). Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Giáo trình đại học), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Thị Trâm, Phạm Thị Ngọc Yến, Nguyễn Văn Mười, Trần Văn Quang, Vũ Văn Quang, Trần Thị Huyền, Nguyễn Trí Hoàn (2015). Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới TH3 - 7 năng suất cao kháng bệnh bạc lá. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 12: 24 - 31.

    Yuan Longping, Wu Xiaojin, Liao Fuming, Ma guohui, Xu Quisheng (2003). Hybrid Rice Technology, China Agr. Press, Beijing, China, 131p.