NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM

Ngày nhận bài: 12-07-2016

Ngày duyệt đăng: 20-11-2016

DOI:

Lượt xem

5

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Cảnh, N., Cường, H., Định, N., & Hiếu, P. (2024). NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(11), 1809–1816. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1486

NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI VI KHUẨN Vibrio parahaemolyticus GÂY BỆNH TRÊN TÔM

Nguyễn Xuân Cảnh (*) 1 , Hồ Tú Cường 2 , Nguyễn Thị Định 3 , Phạm Thị Hiếu 3

  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • 3 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Streptomycessp., Vibrio parahaemolyticus, xạ khuẩn, hoạt tính sinh học

    Tóm tắt


    Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn, nghiên cứu đặc điểm sinh học của chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticusgây bệnh trên tôm. Từ 96 chủng xạ khuẩn có nguồn gốc khác nhau, bằng phương pháp khuếch tán thỏi thạch chúng tôi đã thu được 3 chủng có khả năng đối kháng với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Trong số này, chủng 25.2 thể hiện hoạt tính mạnh nhất với đường kính vòng kháng khuẩn là 15 mm. Chủng 25.2 có khuẩn lạc màu trắng, nuôi từ 7 ngày trở đi thì có màu trắng viền xám, không sinh sắc tố tan trên môi trường Gause - 1, sinh trưởng tốt ở ngưỡng nhiệt độ từ 30 - 45°C, pH trung tính và chịu được nồng độ muối tương đối cao lên đến 6%. Chủng 25.2 có khả năng sử dụng nhiều nguồn đường và nitrogen khác nhau. Phân tích trình tự 16S rRNA cho thấy chủng 25.2 và chủng Streptomyces aureofacienscó độ tương đồng là 96%. Kết hợp các đặc điểm hình thái, nuôi cấy, sinh lý, sinh hóa và phân tích sinh học phân tử đã xác định chủng xạ khuẩn 25.2 thuộc vào loài Streptomyces aureofaciens.

    Tài liệu tham khảo

    Donald V. L., Redman R. M., Pantoja C. R., Noble B. L., Tran L. (2012). Early mortality syndrome affects shrimp in Asia. Global Aquaculture Advocate Magazine.

    FAO (2013). Report of the Fao/mard technical workshop on early mortality syndrome (EMS) or acute hepatopancreatic necrosis syndrome (AHPNS) of cultured shrimp (under TCP/VIE/3304).

    Marmur J. (1961). A Procedure for the Isolation of Deoxyribo - nucleic Acid from Micro - Organism. Journal of Molecular Biology, 3(2): 208 - 218.

    Miyadoh S., Tsuchizaki N., Ishikawa J., Hotta K. (2016). Digital Atlas of Actinomycete. The Society for Actinomycetes Japan, Asakura Co.

    Mitra, A., S.C. Santra and J. Mukharjee (2008). Distribution of actinomycetes, the antagonistic behavior and the Physio - chemical characteristic of the worlds lagest tidal mangrove forest. Applied Microbial Biotechnology, 80: 685 - 695.

    Mohana, S., and M. Radhakrishnan (2014). Streptomyces sp MA7 isolated from mangrove rhizosphere sediment effective against Gram negative bacterial pathogens. International Journal of PharmTech Research (0974 - 4290), 6(4): 1259 - 1264.

    Ngo T. T. C., Nguyen X. H., Le T. N. T., Masaru M., and Ikuo M. (2011). Identification and Characterization of Actinomycetes Antagonistic to Pathogenic Vibrio spp. Isolated from Shirmp Culture Pond Sediments in Thua Thien Hue - Viet Nam. Journal - Faculty of Agriculture, Kyushu University, 56(1): 15 - 22.

    Selvakumar D., Arun K., Suguna S., Kumar D., Dhevendaran K. (2010). Bioactive potential of Streptomyces against fish and shellfish pathogens. Iranian Journal of Microbiology, 2(3): 157 - 164.

    Shirling, E.B. and Gottlieb D. (1966). Methods for characterization of Streptomyces species. International Journal of Systematic Bacteriology, 16: 313 - 340.

    Shirling, E.B. and Gottlieb D. (1968). Cooperative description of type cultures of streptomyces III. International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology, 18: 279 - 392.

    Watve M. G., Tickoo R., Jog M. M., Bhole B. D. (2001). How many antibiotics are produced by the genus Streptomyces? Archives of Microbiology, 176(5): 386 - 390.

    You J. L., L. X. Cao, G. F. Liu, S. N. Zhou, H. M. Tan, Y. C. Lin. (2005). Isolation and characterization of actinomycetes antagonistic to pathogenic Vibrio spp. from nearshore marine sediment. World Journal of Microbiology and Biotechnology, 21(5): 679 - 682.