Ngày nhận bài: 03-07-2014
Ngày duyệt đăng: 13-08-2014
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA CÁC TỔ HỢP LAI GIỮA VỊT ĐỐM VÀ VỊT T14
Từ khóa
Năng suất thịt, phẩm chất thịt, tiêu tốn thức ăn, vịt Đốm, vịt T14, vịt lai
Tóm tắt
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên - Viện Chăn nuôi nhằm đánh giá năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa vịt Đốm và vịt siêu thịt dòng T14. Bốn nhóm vịt: Đốm, con lai PT (bố Đốm, mẹ T14), TP (bố T14, mẹ Đốm) và T14, mỗi nhóm 100 con được nuôi theo dõi từ mới nở tới 10 tuần tuổi với các chỉ tiêu khối lượng, tiêu tốn thức ăn. Tại các thời điểm 8, 9 và 10 tuần tuổi, mỗi nhóm mổ khảo sát 6 cá thể để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng thịt xẻ và phẩm chất thịt. Kết quả cho thấy các nhóm vịt nêu trên, lúc 8 tuần tuổi, đạt khối lượng tương ứng là 1.660, 2.300, 2.220 và 2.890 g/con; lúc 9 tuần tuổi đạt tương ứng là 1.730, 2.380, 2.340 và 3.030 g/con và lúc 10 tuần tuổi đạt tương ứng là 1.880, 2.560, 2.530 và 3.210 g/con. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp nhất ở vịt T14, cao nhất ở vịt Đốm; con lai PT và TP là tương đương nhau. Từ tuần thứ 8 tới tuần thứ 10, tỷ lệ thịt của các nhóm vịt không thay đổi nhiều, trong đó tỷ lệ thịt đùi giảm, tỷ lệ thịt ngực tăng. Thịt ngực và thịt đùi của cả 4 nhóm vịt đều có chỉ số màu đỏ cao. Tuổi giết thịt tăng, độ sáng, màu vàng và tỷ lệ mất nước sau chế biến tăng lên. Không có nhiều khác biệt giữa 4 nhóm vịt về các chỉ tiêu màu sắc, độ dai, tỷ lệ mất nước sau chế biến.
Tài liệu tham khảo
Adelsamic R.E.andFarrell D.J.(1985). Carcasscompositionandcarcass characteristics of duck. Duck Production Science and World Practice. Ed: Farrell D. J. and Stapleton P., University of New England, pp.83 - 101.
Baéza E., Dessay C., Wacrenier N., Marché G´ and A. Listrat (2002). Effect of selection for improved body weight and composition on muscle and meat characteristics in Muscovy duck. Br. Poult. Sci.,43: 560-568.
Baéza E. (2006). Effects of genotype, age and nutrition on intramuscular lipids and meat quality. Symposium COA/INRA Scientific Cooperation in Agriculture, Tainan (Taiwan, R.O.C.), November 7-10.
Bernacki Z., Kokoszyński D., Mallek T. (2008). Evaluation of selected meat traits in seven-week-old duck broilers, Animal Science Papers and Reports,26 (3): 165-174.
Bùi Hữu Đoàn, NguyễnThị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu gia cầm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 52-53.
Đặng Vũ Hòa, Nguyễn Đức Trọng và Hoàng Văn Tiệu (2014). Khảo sát khối lượng của vịt thịt bằng các hàm sinh trưởng, Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi, Viện Chăn nuôi, 47: 6-14.
Ogata T. and Mori M. (1964). Histochemical study of oxidative enzymes in vertebrate muscle, Acta. Med. Okayama, 18: 171-175.
Nguyễn Đức Trọng, Hồ Khắc Oánh, Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Phiên, Ngô Văn Vĩnh và Lê Xuân Thọ (2011a). Kết quả nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen của vịt Đốm (Pất Lài) và vịt Bầu Bến tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan, Viện Chăn nuôi - Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, tr. 173 - 177.
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Văn Duy, Hoàng Văn Tiệu, Vương Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên, Đặng Thị Vui và Phạm Văn Chung (2011b). Khả năng sản xuất của con lai giữa vịt SM và vịt Đốm.Tuyển tập các công trình nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vịt - ngan, Viện Chăn nuôi - Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên, tr. 187 - 197.