CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 27-03-2024

Ngày duyệt đăng: 21-06-2024

DOI:

Lượt xem

15

Download

80

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

LanPhương, M., & Hiền, N. (2024). CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(7), 906–915. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1348

CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM

Mai LanPhương (*) 1 , Nguyễn Thị Minh Hiền 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Nông nghiệp, nông nghiệp tuần hoàn, chính sách, Việt Nam, Việt Nam

    Tóm tắt


    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn đang là xu hướng tất yếu trong bối cảnh ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, hệ thống chính sách liên quan đến nông nghiệp tuần hoàn ở Việt Nam còn chưa đầy đủ phân tán trong nhiều văn bản khác nhau. Hệ thống hướng dẫn và tiêu chuẩn về nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ ràng gây khó khăn cho việc thực hiện. Bài báo sử dụng phương pháp tổng quan mô tả và điều tra phỏng vấn sâu cán bộ quản lý Trung ương, cán bộ quản lý địa phương và các cơ sở sản xuất ở 11 tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái. Mục tiêu của bài báo nhằm tổng hợp và phân tích các văn bản chính sách của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp tuần hoàn dựa trên những đánh giá của các bên liên quan. Các giải pháp được đề xuất như: hoàn thiện hành lang pháp lý và tiêu chuẩn hóa nông nghiệp tuần hoàn, hoạch định các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và các cơ sở sản xuất về chính sách nông nghiệp tuần hoàn.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ NN&PTNT (2014). Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/05/2014 về phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch.

    Bộ NN&PTNT (2019). Thông tư số 19/2019/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2019 quy định việc thu gom, xử lý sử dụng phụ phẩm cây trồng.

    Bộ NN&PTNT (2021a). Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/04/2021ban hành kế hoạch hành động thực hiện quyết định số 1520 TTg.

    Bộ NN&PTNT (2021b). Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác.

    Chính phủ (2020). Quyết định số 1520/QĐ-TTg - Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045.

    Chính phủ (2022a). Quyết định số 150/QĐ-TTg - Phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Chính phủ (2022b). Quyết định số 896/QĐ-TTg - Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050

    Cronin P., Ryan F. & Coughlan M.(2008).Undertakinga literature review: A step-by-step approach. British Journal of Nursing. 17(1): 38-43.doi:10.12968/bjon.2008.17.1.28059.

    Hillary R. (2004). Environmental management systems and the smaller enterprise. Journal of Cleaner Production. 12: 561-569.

    Jurgilevich A., Birge T., Kentala-Lehtonen J., Korhonen-Kurki K., Pietikäinen J., Saikku L. & Schösler H. (2016). Transition towards circular economy in the food system. Sustainability. 8(1): 69.

    Jun H. & Xiang H. (2011). Development of circular economy is a fundamental way to achieve agriculture sustainable development in China. Energy Procedia.5:1530-1534.

    Khánh Nguyên (2023). Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp thời gian tới. Truy cập từ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/842302/phat-trien-kinh-te-tuan-hoan-trong-nong-nghiep-thoi-gian-toi.aspx ngày 10/05/2024.

    Kristian P., Marie P., Stig Y.S., Klaus R.K., Stela A., Joy M., Peter B.L. & Calogirou C. (2010). SMEs and the environment in the European Union, PLANET S.A. and Danish Technological Institute. Retrieved from https://op.europa.eu/en/publication-detail/-/publication/aa507ab8-1a2a-4bf1-86de-5a60d14a3977 on May 5, 2024

    Lê Minh (2023). Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Truy cập từ https://vukehoach. mard. gov.vn/News.aspx?id=3111 ngày 10/05/2024.

    Mai Văn Trịnh, Lương Hữu Thành & Cao Hương Giang (2017). Vấn đề môi trường trong quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi. Truy cập từ https://lcasp.org.vn/uploads/news/2017_12/mai-van-trinh_van-de-moi-truong-trong-quan-ly-chat-thai-chan-nuoi.pdfngày 15/01/2024.

    Poore J. & Nemecek T. (2018). Reducing food’s environmental impacts through producers and consumers. Science. 360(6392): 987-992.

    Quốc hội (2020). Luật số: 72/2020/QH14 về Luật bảo vệ môi trường, ban hành ngày 17/11/2020.

    Quốc hội (2018a). Luật số: 31/2018/QH14 về Luật trồng trọt, ban hành ngày 19/11/2018.

    Quốc hội (2018b). Luật số: 32/2018/QH14 về Luật chăn nuôi, ban hành ngày 19/11/2018.

    Schroeder, P., Anggraeni, K. & Weber, U. (2019). The relevance of circular economy practices to the sustainable development goals. Journal of Industrial Ecology. 23(1): 77-95.

    Studer S., Welford R. & Hills P. (2006). Engaging Hong Kong businesses in environmental change: drivers and barriers. Business Strategy and the Environment. 15(6): 416-443.

    Stegmann P., Londo M. & Junginger M. (2020). The circular bioeconomy: Its elements and role in European bioeconomy clusters. Resources, Conservation & Recycling. X(6): 100029.

    University College Dublin (2017). Project of AgroCycle, The “circular economy’ applied to the agri-food sector”, presentation at The European Commission DG Research & Innovation hosted conference on: Harnessing Research and Innovation for FOOD 2030: A Science Policy Dialogue. Brussels, October 16th2017.