NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA DỊCH CHIẾT CÂY MÒ HOA TRẮNG (Clerodendron fragrans Vent.)TRÊN VI KHUẨN E. coli, Salmonella spp.PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢYVÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

Ngày nhận bài: 07-07-2014

Ngày duyệt đăng: 13-08-2014

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thanh, N., & Hải N. (2024). NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA DỊCH CHIẾT CÂY MÒ HOA TRẮNG (Clerodendron fragrans Vent.)TRÊN VI KHUẨN E. coli, Salmonella spp.PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢYVÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 12(5), 683–689. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/134

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG DIỆT KHUẨN IN VITROCỦA DỊCH CHIẾT CÂY MÒ HOA TRẮNG (Clerodendron fragrans Vent.)TRÊN VI KHUẨN E. coli, Salmonella spp.PHÂN LẬP TỪ PHÂN LỢN CON THEO MẸ MẮC BỆNH VIÊM RUỘT TIÊU CHẢYVÀ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Văn Thanh (*) 1 , Nguyễn Thanh Hải 2

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệSinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dịch chiết cây Mò hoa trắng, diệt khuẩn in vitro, E. coli, Salmonella spp., E. coliTop 10 pPS1, E. coliTop 10 pJET 1.2/blunt, lợn con, viêm ruột tiêu chảy

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng diệt khuẩn in vitrocủa dịch chiết (rễ, thân, lá) cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 70% và dịch chiết của thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau với 2 loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella spp.)phân lập từ phân lợn con bị mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị. Kết quả cho thấy khi sử dụng dung môi là ethanol 70% dịch chiết thân cây Mò hoa trắng có kết quả diệt khuẩn in vitrotốt nhất trên cả 2 chủng vi khuẩn với đường kính vòng vô khuẩnlớn (E. coli- 23mm; Salmonellaspp. - 25mm), trong khi đó dịch chiết từ rễ cây cho đường kính vòng vô khuẩn nhỏ, riêng dịch chiết từ lá cây Mò hoa trắng không có tác dụng diệt khuẩn in vitro. Tiến hành thu dịch chiết của thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau (ethanol 35%, ethanol 70%, axit acetic 5% và aceton 70%) và kiểm tra khả năng diệt khuẩn in vitrocho thấy dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong các dung môi khác nhau đều có khả năng diệt khuẩn đối với cả 2 chủng vi khuẩn E. colivà Salmonella spp. Dịch chiết trong dung môi ethanol 35% cho kết quả tốt nhất với đường kính vòng vô khuẩn lớn (E. coli-30,67mm; Salmonellaspp. - 32,33mm). Dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% có tác dụng diệt khuẩn in vitrotốt trên vi khuẩnE. colicó chứa plasmid mang gen kháng thuốc(E. coliTop 10 pPS1kháng kanamycin; E. coliTop 10 pJET 1.2/bluntkháng ampicillin) với đường kính vòng vô khuẩn lớn (> 20mm).Tiến hành điều trị thử nghiệm bệnh viêm ruột tiêu chảy ở lợn con cho thấy dịch chiết thân cây Mò hoa trắng trong dung môi ethanol 35% cho hiệu quả tốt.

    Tài liệu tham khảo

    Amadou C.K. (1998). Promoting Alternative Medicine. Africa Health Journal,2: 20-25.

    Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2009). Dược liệu học Thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

    Jeenu J., Bindhu A.R., Aleykutty N.A. (2011). Antimicrobial activity of Clerodendrum paniculatumLinn. leaves. International Journal of research in Ayurveda and Pharmacy, 2(3): 1003-1004.

    Leena P.N. and Aleykutty N.A. (2012). Comparitive study on antibacterial activities of Clerodendron infortunatumLinn and Clerodendron paniculatumLinn root extract. International journal of advances in pharmacy, biology and chemistry,1(3): 325-327.

    Mahesh B. and Satish S. (2008). Antimicrobial activity of some important medicinal plants against animal and human pathogens. World J Agric Sci,4 [S]: 839 - 843.

    Nguyễn Thanh Hải và Bùi Thị Tho (2013). Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitrocủa dịch chiết tỏi(Allium sativumL.) đốivớiE. coligây bệnh và E. coli kháng ampicillin, kanamycin. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 11(6): 804-808.

    Phạm Ngọc Thạch (2009). Chẩn đoán và bệnh nội khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Bùi Thị Tho (1996). Nghiên cứu tính mẫn cảm, kháng thuốc và phytocid của E. coliphân lập từ bệnh lợn con phân trắng. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp.

    Venkatanarasimman B., Rajeswari T., Padmapriya B. (2012). Antibacterial Potential of Crude Leaf Extract of Clerodendrum philippinumSchauer. International Journal of Pharmaceutical & Biological Archives, 3(2): 307-310.

    Viện dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ dược thảo. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.