ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CANXI VÀO MÔI TRƯỜNG NƯỚCĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI CỦA ỐC BƯƠU ĐEN (Pila polita)GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG

Ngày nhận bài: 26-09-2023

Ngày duyệt đăng: 12-06-2024

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tuệ, L., Thủy, N., & Huệ, H. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CANXI VÀO MÔI TRƯỜNG NƯỚCĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI CỦA ỐC BƯƠU ĐEN (Pila polita)GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 22(6), 720–728. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1328

ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CANXI VÀO MÔI TRƯỜNG NƯỚCĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ NĂNG SUẤT SINH KHỐI CỦA ỐC BƯƠU ĐEN (Pila polita)GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG

Lê Minh Tuệ (*) 1 , Nguyễn Thị Thanh Thủy 2 , Hà Thị Huệ 2

  • 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
  • 2 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm vàĐại học Huế
  • Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng canxi hoà tan vào trong nước lên tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đen giai đoạn giống. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức: Nghiệm thức 1 (NT1): 5mg Ca2+ (mg/l); Nghiệm thức 2 (NT2): 10mg Ca2+ (mg/l); Nghiệm thức 3 (NT3): 15mg Ca2+ (mg/l) và Nghiệm thức đối chứng (ĐC). Các nghiệm thức được bổ sung Ca2+ với cường độ 7 ngày/lần. Kết quả cho thấy sau 40 ngày theo dõi, thí nghiệm có bổ sung hàm lượng Ca2+ ở nghiệm thức 2 cho kết quả tăng trưởng tốt hơn về và khối lượng, chiều cao và chiều rộng lần lượt 2,22g; 20,75mm và 17,35mm, tuy nhiên khi so sánh về mặt ý nghĩa thống kê thì không có sự sai khác (P >0,05). Tỷ lệ sống của ốc giống bươu đen sau 40 ngày theo dõi cũng cho kết quả cao nhất ở NT2 đạt 87,3%, tiếp đến là NT1 đạt 82,1% và thấp nhất là NT3 đạt 78,3% và lô ĐC là 0%. Năng suất sinh khối P (g/m2) cũng cho thấy ốc giống bươu đen cho kết quả tốt nhất ở NT2 đạt 4,04 g/m2, tiếp theo là NT3 đạt 3,66 g/m2, NT1 đạt 2,02 g/m2và thấp nhất là ĐC đạt 0 g/m2.

    Tài liệu tham khảo

    Briers R.A. (2003). Range size and environmental calcium requirements of British freshwater gastropods. Global Ecology and Biogeography. 12(10): 47-51.

    Chaitanawisuti N., Sungsirin T. & Piyatiratitivorakul S. (2010). Effects of dietary calcium and phosphorus supplementation on the growth performance of juvenile spotted babylonBabylonia areolata culture in a recirculating culture system. Aquaculture International. 18(3): 303-313.

    Duncan C.J. (1959). The Life Cycle and Ecology of the Freshwater Snail Physa fontinalis. Journal of Animal Ecology. 28(1): 97-117.

    Hincks S.S. & Mackie G.L. (1997). Effects of pH, calcium, alkalinity, hardness and chlorophyll on the survival, growth, and reproductive success of zebra mussel (Dreissna polymorpha) in Ontario Lakes. Journal canadien des sciences halieutiques etaquatiques. 54(9): 2049-2057.

    Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2013). Ảnh hưởng của các loại thức ănđến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 18: 84-90.

    Lê Văn Bình & Ngô Thị Thu Thảo (2014). Ảnh hưởng của mật độ ương đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Thủy sản. 1: 83-91.

    Lewis D.B. & Magnuson J.J. (1999). Intraspecific gastopod shell strength variation among north temperate lakes. Journal canadien des sciences halieutiques etaquatiques. 56(9): 1687-1695

    Nancy H.P.G & Darby P.C. (2009). The effect of calcium and pH on Florida apple snail, Pomacea paludosa, shell growth and crush weight. Aquatic Ecology. 43: 1.085-1.093.

    Nguyễn Thị Bình (2011). Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc Bươu đồng Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Vinh. tr. 105.

    Nguyễn Thị Diệu Linh (2011). Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố Vinh. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Vinh. tr. 107.

    Ngô Thị Thu Thảo & Lê Văn Bình (2017). Hiệu quả của việc bổ sung canxi vào thức ăn trong ương giống ốc bươu đồng (Pila polita). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 52(B): 70-77.

    Ngô Thị Thu Thảo, Lê Ngọc Việt & Lê Văn Bình (2013). Ảnh hưởng của rau xanh và thức ăncông nghiệp đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28B: 151-156.

    Okland J. (1983). Factors regulating the distribution of freshwater snails (Gastropoda) in Norway. Malacologia. 24(1-2): 277-288.

    Oluokun J.A., Omole A.J. & Fapounda O. (2005). Effects of increasing the level of calcium supplementation in the diets of growing snail on performance characteristics. Research Journal of Agriculture and Biological Sciences. 1(1): 76-79.

    Thaewnon-ngiw B., Lauhachinda N., Sri-Aroon P. & Lohachit C. (2003). Distribution of Pila polita in a Southern province of Thailand,The Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health. 34: 128-130.

    Zalizniak L., Kefford B.J. & Nugegoda D. (2009). Effects of different ionic compositions on survival and growth of Physa acuta. Aquatic Ecology. 43(1): 145-156.