ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢI BẸ XANH, CẢI THÌA, CẢI BẸ CÙI TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH HỒI LƯU TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG

Ngày nhận bài: 26-12-2022

Ngày duyệt đăng: 20-11-2023

DOI:

Lượt xem

20

Download

2

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Nga, S., Ửng, N., & Trắc, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢI BẸ XANH, CẢI THÌA, CẢI BẸ CÙI TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH HỒI LƯU TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(11), 1393–1403. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1221

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CẢI BẸ XANH, CẢI THÌA, CẢI BẸ CÙI TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP THUỶ CANH HỒI LƯU TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ MÀNG

Sơn Thị Thanh Nga (*) 1 , Nguyễn Hồng Ửng 1 , Ngô Thanh Trắc 2

  • 1 Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản, Trường Đại học Trà Vinh
  • 2 Khoa Nông nghiệp - Thực phẩm, Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh
  • Từ khóa

    Giá thể, rau cải, thuỷ canh

    Tóm tắt


    Thí nghiệm thực hiện nhằm xác định giá thể phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ba giống cải được trồng theo phương pháp thuỷ canh hồi lưu. Nghiên cứu được thực hiện năm 2020 tại nhà rau thuỷ canh thuộc Khoa Nông nghiệp- Thuỷ sản,Trường Đại học Trà Vinh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố gồm 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại. Giá thể dùng để thực hiện thí nghiệm gồm mùn dừa và phân bò đã ủ 8 tháng được phối trộn với tỉ lệ khác nhau, mút xốp được sử dụng làm đối chứng. Các giống cây cải được trồng gồm cải bẹ xanh (Brassica juncea L.), cải thìa (Brassica chinensis L.) và cải bẹ cùi (Brasica juncea L.) để khảo sát về số lá, chiều cao cây, khối lượng thân và khối lượng rễ tươi. Kết quả cho thấy cây đạt số lá, chiều cao cây, khối lượng thân tươi cao nhất khi cây được trồng trên giá thể phối trộn 75% mùn dừa + 50% phân chuồng. Cụ thể cải bẹ xanh là 11,4 lá; cải thìa có 21,8 lá và cải bẹ cùi là 9,6 lá, về chiều cao cây đối với cải bẹ xanh là 31,4cm; cải thìa đạt 31,2cm và cải bẹ cùi là 34,5cm, khối lượng thân, tươi cải bẹ xanh là 167,8 gram; cải thìa 198,6 gram và cải bẹ cùi là 268,4 gram.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Huy Hiền(2014). Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. tr. 578-591.

    Cao Thị Làn(2011).Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất sà lách, dưa leo, cà chua sạch trên giá thể trong nhà che phủ tại Đà Lạt. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Trường Đại học Đà Lạt.

    Dương Minh Long & Nguyễn Mỹ Hoa(2016). Đặc tính một số nguyên liệu sử dụng làm giá thể trồng hoa và ảnh hưởng của biện pháp xử lý mụn dừa trên sinh trưởng hoa cúc đồng tiền(Gerbera jamesonii). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 4: 1-9.

    Lê Sỹ Lợi (2011). Nghiên cứu trồng rau thuỷ canh công nghệ cao trong điều kiện nhà màng có mái che sản xuất trong nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. Trường Đại học Thái Nguyên.

    Lê Quang Hưng(2003). Giáo trình nông học đại cương nguyên lý và ứng dụng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. tr. 32-102.

    Lê Văn Hoà, Lê Bảo Long &Phạm Thị Xuân Quyên(2021). Ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng và giá thể lên sự sinh trưởng và phát triển của cây cúc đồng tiền (Gerbera Jamesonii Bolus ex HookerF.) trồng chậu trong nhà màng sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 1B:125-131.

    Lý Hương Thanh, Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Thị Tuyết Nhung(2016). Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 3: 93-99.

    Nguyễn Cẩm Long(2014). Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất cải xanh an toàn theo hướng VietGAP ở tỉnh Quảng Bình. Luận án Tiến sĩ khoa học ngành Nông nghiệp, Trường Đại Học Huế.

    Phạm Thị Lệ Thuỷ, Trần Thị Thuý An, Đoàn Thị Quỳnh Trâm & Nguyễn Minh Kỳ(2020). Nghiên cứu ảnh hưởng của giống, phân hữu cơ bón lót lên sự sinh trưởng và năng suất cây cải bẹ xanh (Brassica junceaL.) - Trường hợp điển hình ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng. 9: 67-72.

    Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh(2020). Cẩm nang trồng rau ăn lá treo phương pháp thuỷ canh. Tài liệu dùng cho những nông hộ, đơn vị sản xuất nông nghiệp.

    Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên (2013). Phổ biến kiến thức. Quy trình kỹ thuật sản xuất rau thuỷ canh tuần hoàn. tr. 1-22.

    Trần Thị Ba & Võ Thị Bích Thuỷ(2019). Giáo trình cây rau.Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ.tr. 176-179.

    Trần Thị Ba, Võ Thị Bích Thuỷ & Nguyễn Thị Minh Hiền(2009). Trắc nghiệm sáu giống cải xà lách. Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ.11: 314-322.

    Trần Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Thanh Hương & Chu Thị Bích Ngọc(2019). Sinh trưởng và một số chỉ tiêu chất lượng của cây cải ngọt(Brassica integrifolia) dưới ảnh hưởng của phân ủ hữu cơ biochar. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Hùng Vương. 1: 47-53.

    Trần Trung Kiên,Trà Văn Tung, Lê Quốc Vĩ, Trần Thị Hiệu, Nguyễn Thị Phương Thảo & Nguyễn Việt Thắng (2021). Ảnh hưởng của phân bón lá chiết suất từ dịch thuỷ phân cá tra lên sinh trưởng và phát triển của cây cải xanh. Tạp chí Công thương. 4: 346-349.

    Võ Hoài Chân, Võ thị Gương & Dương Minh (2008). Hiệu quả của phân hữu cơ từ mụn dừa trên năng suất bắp trồng trên đất nghèo dinh dưỡng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 10: 221-228.

    Võ Văn Tài & Trần Phước Lộc (2016). Giáo trình xử lý thống kê. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.