NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nuciferaGeartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 21-03-2023

Ngày duyệt đăng: 04-08-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tươi, N., Thủy, Đoàn, Hồng, N., & Ngọc, P. (2024). NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nuciferaGeartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(8), 977–988. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1178

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN SEN MINI (Nelumbo nuciferaGeartn.) NHẬP NỘI TẠI VIỆT NAM

Ngô Thị Hồng Tươi (*) 1 , Đoàn Thu Thủy 1 , Nguyễn Thị Bích Hồng 1 , Phạm Thị Ngọc 1

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đa dạng di truyền, tính trạng, sen mini

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng di truyền dựa trên đặc điểm hình thái để phục vụ công tác chọn tạo giống sen mini và góp phần đáp ứng nhu cầu chơi sen cảnh ở Việt Nam. Ba mươi mẫu giống sen mini (kí hiệu S1-S30) thu thập tại Hà Nội, Hưng Yên và Đồng Tháp được bố trí thí nghiệm theo kiểu khảo sát tập đoàn, không nhắc lại, thời gian nghiên cứu được thực hiện trong năm 2022 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thông qua đánh giá đặc điểm hình thái, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều tính trạng biểu hiện sự đa dạng như: màu sắc lá non, gai trên lá, gai trên cuống lá, màu sắc nụ, màu sắc hoa… Kết quả chọn được hai mẫu giống có kích thước cây, lá và hoa rất nhỏ có thể xếp vào loại siêu mini dùng để trồng trong chậu nhỏ để bàn (S28 và S12). Kết quả phân tích đa dạng di truyền dựa trên 17 tính trạng hình thái cho thấy: 30 mẫu giống trong tập đoàn sen mini là khác biệt khá rõ ràng. Hệ số tương đồng di truyền của 30 mẫu giống dao động từ 0,4-1,0. Tập đoàn 30 mẫu giống sen mini được phân thành ba nhóm ở hệ số tương đồng 0,55, khác biệt nhau ở một số tính trạng hình thái đặc trưng.

    Tài liệu tham khảo

    Dhanarasu S. & Hazimi A. (2013). Phytochemistry, Pharmacological and Therapeutic applications of Nelumbo nucifera. Asian Journal of Phytomedicine and Clinical Research. 1(2): 123-136.

    Han Y.-C., Teng C.-Z., Chang F.-H., Robert G.W., Zhou M.-Q., Hu Z.-L. & Song Y.-C. (2007). Analyses of genetic relationships in Nelumbo nuciferausing nuclear ribosomal ITS sequence data, ISSR and RAPD markers. Aquatic Botany. 87(2): 141-146.

    Hoàng Thị Nga (2016). Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen cây sen (Nelumbo nuciferaGeartn) phục vụ công tác bảo tồn và chọn tạo giống. Luận án Tiến sỹ. Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 226tr.

    Hoàng Thị Nga, Nguyễn Thị Ngọc Huệ & Lã Tuấn Nghĩa (2017). Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen cây sen (Nelumbo nucifera Geartn.) bảo tồn tại trung tâm tài nguyên thực vật. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 8(8).

    Nguyễn Phước Tuyển (2008). Kỹ thuật trồng sen. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. 23tr.

    Nguyen Quoc Vong & Hicks D. (2001). Exporting Lotus to Asia, An agronomic and physiological study. RIRDC Publication No. 01/032 (RIRDC Project DAN-125A): 47p.

    Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Đặng Thanh Long, Võ Thị Mai Hương & Hoàng Thị Kim Đồng (2019). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống sen (Nelumbo nuciferaGaertn) trồng ở Thừa Thiên - Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 13: 46-54.

    Phạm Văn Duệ (2005). Giáo trình Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh. Nhà xuất bản Hà Nội. 152tr.

    Tian D. (2010). Application to Register a Cultivar of Nelumbo. International Waterlily and Water Gardening Society. pp. 1-8.

    Trần Việt Hưng & Phan Đức Bình (2004). Cây sen trong y học. Tạp chí Sức khoẻ và Đời sống. 251-252: 28-29.

    Upov (2023). Guidelined for the conduct of test for distinctness, uniformity and stability. Retrieved from https://www.upov.int/edocs/mdocs/upov/en/ two_55/ tg_nelum_proj_1_rev.pdf, on March 12, 2023.