THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPCỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Ngày nhận bài: 06-04-2023

Ngày duyệt đăng: 21-06-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Hòa, B., & Học, N. (2024). THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPCỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(6), 695–705. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1142

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPCỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Bùi Thị Khánh Hòa (*) 1 , Nguyễn Đăng Học 2

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân, thích ứng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm phản ánh tình hình biến đổi khí hậu và những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu. Để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi 120 hộ nông dân tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất nông nghiệp và phỏng vấn sâu 10 cán bộ quản lý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra, trước những diễn biến của biến đổi khí hậu như gia tăng nhiệt độ, độ ẩm, giảm số giờ nắng… kèm theo những hiện tượng thời tiết bất thường như rét đậm, rét hại, bão, lũ, mưa đá, sương muối…, các hộ nông dân Mộc Châu cũng đã có một số biện pháp thích ứng nhất định. Các biện pháp như chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết; sử dụng giống mới; điều chỉnh kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; tu sửa chuồng trại; di chuyển lồng bè, nạo vét bùn hay ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng sinh kế… đã được các hộ dân áp dụng nhưng tỷ lệ chưa cao và không đồng đều giữa các nhóm hộ. Bài viết cũng đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân tại Mộc Châu trong thời gian tới.

    Tài liệu tham khảo

    Almaraz J.J, Mabood F., Zhou X., Gregorich E.G & Smith D.L (2008). Climate change, weather variability and corn yield at a higher latitude locale: Southwestern Quebec. Climatic Change. 88: 187-197.doi.org/10.1007/s10584-008-9408-y.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021). Kịch bản biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam. ISBN: 978-604-952-687-9.

    Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc (2020). Báo cáo khí tượng thủy văn Tây Bắc giai đoạn 1986-2020.

    IPCC AR5 CLIMATE CHANGE (2014). Impacts, Adaptation, and Vulnerability Summaries, Frequently Asked Questions, and Cross-Chapter Boxes. A Working Group II Contribution to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change.

    Phòng Nông nghiệp huyện Mộc Châu (2021). Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2022.

    Solomon S., Qin D., Manning M., Chen Z., Marquis M., Averyt K.B., Tignor M. & Miller H.L. Climate Change 2007: The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-88009-1. (Pb: 978-0-521-70596-7).

    Trần Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản Tài Nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội. ISBN 978-604-904-623-0.

    Zhai F. & Zhuang J. (2009). Agricultural impact of climate change: A general equilibrium analysis with special reference to Southeast Asia. Asian Development Bank Institute Working Paper Series 131. Manila, the Philippines: Asian Development Bank.