MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ VÀ HÓA HỌC CHÍNH CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Ngày nhận bài: 15-11-2022

Ngày duyệt đăng: 22-05-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Bình, N., Duyên, Đinh, Thuỷ, Đoàn, Hải, V., & Hồng, N. (2024). MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ VÀ HÓA HỌC CHÍNH CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(5), 587–596. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1139

MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ VÀ HÓA HỌC CHÍNH CỦA ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Nguyễn Thế Bình (*) 1 , Đinh Hồng Duyên 1 , Đoàn Thanh Thuỷ 1 , Vũ Thanh Hải 2 , Nguyễn Văn Hồng 3

  • 1 Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
  • Từ khóa

    Nhóm đất chính thành phố Uông Bí, tính chất vật lý đất, tính chất hoá học đất

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này phân tích và đánh giá một số tính chất lý hoá học chính của đất nhằm xác định các yếu tố hạn chế làm cơ sở đề xuất hướng cải tạo và quản lý bền vững đất nông nghiệp thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Khảo sát và lấy mẫu đất phân tích tại 30 phẫu diện trên địa bàn. Kết quả cho thấy đất nông nghiệp của thành phố Uông Bí bao gồm 6 nhóm đất chính với 9 loại đất. Tính chất lý, hóa học và hàm lượng dinh dưỡng trong đất phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, một số yếu tố hạn chế gồm pH thấp ở nhóm đất vàng nhạt trên đá cát (nhóm đất có diện tích lớn nhất, chiếm 77,97% diện tích đất nông nghiệp), hàm lượng chất hữu cơ (OM) ở hầu hết các loại đất ở mức nghèo đến trung bình. Do đó, để cải thiện chất lượng đất và nâng cao năng suất cây trồng, người dân cần bón vôi và phân hữu cơ để giúp tăng pH và tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất.

    Tài liệu tham khảo

    Châu Minh Khôi, Trần Văn Dũng & Đoàn Thị Trúc Linh (2020). Đánh giá một số tính chất lý và hoá học của các nhóm đất chính trên địa bàn tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(5B):101-109.

    Đặng Minh Tơn, Đặng Văn Minh & Nguyễn Văn Toàn (2017). Các loại đất chính, phân bố và tính chất trên địa bàn vùng cam Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 164(4): 53-59.

    Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hùng & Nguyễn Văn Sở (2007). Giáo trình nông lâm kết hợp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm & Nguyễn Ngọc Bình (2006). Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Đất và dinh dưỡng đất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Đỗ Anh Tuân (2013). Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng keo lai theo quan điểm kinh tế tại công ty lâm nghiệp Lương Sơn, Hoà Bình. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 4: 3049-3059.

    Đỗ Thành Nhân, Lại Đình Hoè & Nguyễn Thị Thương (2019). Tính chất vật lý và hoá học của đất canh tác lúa khu vực miền Trung. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 8(105): 117-122.

    Hội Khoa học đất Việt Nam (2015). Sổ tay điều tra, phân loại lập bản đồ đất và đánh giá đất đai. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    IUSS Working Group WRB (2006). World reference base for soil resources 2006. 2nd edition. World Soil Resources Reports No.103. FAO, Rome.

    James F. Parr & Robert I. Papendick (1992). Soil quality: Attributes and relationship to alternative and sustainable agriculture. American Journal of Alternative Agriculture. 7(1-2): 5-11.

    Landon J.R. (1984). Booker Agricultural Soil manual-A handbook for soil survey and and agricultural land evaluation in the Tropics and Subtropics. London and New York: Longman. p. 450.

    Lê Như Đa & Lê Thị Phương Quỳnh (2018). Bước đầu khảo sát chất lượng nước tại một số ao đầm nuôi trồng thuỷ sản ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định và Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học Công nghiệp Hà Nội. 45: 12-15.

    Nguyễn Hữu Thành, Cao Việt Hà & Trần Văn Chính (2017). Giáo trình thổ nhưỡng học. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyễn Viết Khoa, Trần Ngọc Hải & Nguyễn Hữu Hồng (2006). Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Sản xuất Nông Lâm kết hợp ở Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Xuân Thanh & Nguyễn Phú Dũng (2008). Nghiên cứu một số tính chất lý hoá học cơ bản của các loại đất tỉnh Quảng Ninh. Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Nguyễn Xuân Cự (2000). Đánh giá khả năng cung cấp và xác định nhu cầu dinh dưỡng phốt pho cho cây lúa nước trên đất phù sa sông Hồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo. tr. 162-170.

    Robert I. Papendick & James F. Parr (1992). Soil quality - the key to sustainable agriculture. American Journal of Alternative Agriculture. 7(1-2): 2-3.

    Schjonning P., Elmholt S. & Christensen B.T. (2004). Managing Soil quality - challenges in Modern Agriculture. CABI publishing.

    UBND thành phố Uông Bí (2019). Báo cáo 328/BC-UBND ngày 07/08/2019. Báo cáo về việc thực hiện đề án 125/ĐA-UBND về phát triển sản xuất hàng hoá nông nghiệp tập trung trên địa bàn TP Uông Bí.

    UBND tỉnh Quảng Ninh (2020). Báo cáo Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai tỉnh Quảng Ninh.

    UBND TP Uông Bí (2021). Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của TP Uông Bí.

    USDA (1999). Soi taxonomy: A Basic system of soil classification for making and interpreting soil surveys. 2ndEdition. Agriculture handbook.

    Viện Thổ nhưỡng Nông hoá (2010). Nghiên cứu thực trạng đất phèn và đất mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Bằng sông Hồng sau 30 năm khai thác sử dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Vũ Thị Hường & Triệu Thị Hồng Hạnh (2015). Đánh giá tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng trồng quế tại xã Yên Cư, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp. 3:11-16.

    Ward Chesworth (2008). Encyclopedia of soil science. Publisher Springer.