Ngày nhận bài: 27-03-2023
Ngày duyệt đăng: 22-05-2023
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ ĐẾN GIAI ĐOẠN NHÂN NHANH IN VITROCHUỐI TIÊU NAM MỸ (Musa acuminata)
Từ khóa
Chuối tiêu Nam Mỹ, nước dừa, dịch nghiền khoai tây, dịch nghiền quả chuối, vi nhân giống
Tóm tắt
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của một số dịch hữu cơ (nước dừa, chuối, khoai tây) ở các nồng độ và phương thức bổ sung khác nhau đến sự nhân nhanh in vitrochồi chuối tiêu Nam Mỹ. Các hợp chất này được bổ sung vào môi trường nhân nhanh MS + 2 mg/l Benzyladenine + 30 g/l đường + 6,0 g/l agar. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm hệ số nhân chồi, chiều cao chồi và hình thái chồi in vitrochuối tiêu Nam Mỹ. Kết quả cho thấy, các loại dịch hữu cơ này đều có tác động tích cực đến sự nhân nhanh chồi in vitrochuối tiêu Nam Mỹ. Nồng độ nước dừa 40 ml/l hoặc chuối 20 g/l hoặc khoai tây 30 g/l được bổ sung vào môi trường nuôi cấy đều làm tăng hệ số nhân chồi và sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức đối chứng (không bổ sung dịch hữu cơ). Hệ số nhân đạt cao nhất khi tổ hợp 40 ml/l nước dừa + 20 g/l chuối được bổ sung vào môi trường nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu thu được có thể ứng dụng để sản xuất cây giống in vitro cây chuối tiêu Nam Mỹ có chất lượng cây con tốt.
Tài liệu tham khảo
Akter S., Nasiruddin K. & Khaldun A.B.M. (2008). Organogenesis of DendrobiumOrchid Using Traditional Media and Organic Extracts. Journal of Agriculture & Rural Development.5(1-2): 30-35.
Cruz Rosero N., Canchignia-Martínez H., Carriel J., Nieto-Rodríguez E., Cruz E. & Cabrera-Casanova D. (2016). In vitropropagation of the Orito banana cultivar (Musa acuminata AA). Biotecnologia Aplicada.33: 4201-4204.
Đặng Thị Thanh Tâm, Trần Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm Hải, Nguyễn Thanh Hải & Đinh Trường Sơn (2021). Ảnh hưởng của một số dịch nghiền hữu cơ đến sự kéo dài chồi in vitrocây lan hoàng thảo kèn (Dendrobium lituiflorumlindl.). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(3): 331-338.
Đỗ Đăng Giáp, Phạm Ngọc Vinh, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Ngô Ánh Thư & Thái Xuân Du (2012). Tăng hệ số nhân nhanh chồi chuối Laba (Musasp.) nuôi cấy in vitrobằng cách sử dụng ánh sáng, myo-inositol và adenin sulphate. Tạp chí Sinh học.34(3SE): 180-187.
FAO (2022). Banana market review - Preliminary results 2021. (Rome). Retrieved from https://www.fao.org/ markets-and trade/publications/detail/en/c/ 1603549/ on Feb, 2022.
George E.F., Hall M.A. & Klerk G.J.D. (2008). The Components of Plant Tissue Culture Media II: Organic Additions, Osmotic and pH Effects, and Support Systems. Trong:Plant Propagation by Tissue Culture: Volume 1. The Background.Springer Netherlands Dordrecht. pp. 115-173.
Gnasekaran P., Xavier R., Sinniah U.R. & Subramaniam S. (2010). A study on the use of organic additives on the protocorm-like bodies (PLBS) growth of Phalaenopsis violaceaorchid. J Phytol.2: 29-33.
Islam O., Rahman A., Matsui S. & Prodhan A. (2003). Effects of Complex Organic Extracts on Callus Growth and PLB Regeneration through Embryogenesis in the DoritaenopsisOrchid. Japan Agricultural Research Quarterly: JARQ.37: 229-235.
Madhulatha P., Kirubakaran S. I. & Sakthivel N. (2006). Effects of carbon sources and auxins on in vitropropagation of banana. Biologia Plantarum.50(4): 782-784.
Mekonen G., Egigu M. C. & Muthsuwamy M. (2021). In vitroPropagation of Banana (Musa paradisiacaL.) Plant Using Shoot Tip Explant. Turkish Journal of Agriculture - Food Science and Technology.9(12): 2339-2346.
Murashige T. & Skoog F. (1962). A Revised Medium for Rapid Growth and Bio Assays with Tobacco Tissue Cultures. Physiologia Plantarum. 15(3): 473-497.
Mythili J B., Rajeev P.R., Vinay G. & Nayeem A. (2017). Synergistic effect of silver nitrate and coconut water on shoot differentiation and plant regeneration from cultured cotyledons of Capsicum annuumL. Indian journal of experimental biology.55(3): 184-190.
Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Văn Kết, Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Thị Kim Lý (2014). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ lên quá trình sinh trưởng và phát triển cây lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii)in vitro.Tạp chí Sinh học. 36: 250- 256.
Pereira A. & Maraschin M. (2015). Banana (Musa spp) from peel to pulp: ethnopharmacology, source of bioactive compounds and its relevance for human health. J Ethnopharmacol.160: 149-63.
Pithayawutwinit T. & Chinachit W. (2020). Effect of culture media on in vitro culture of Rhynchostylis coelestis. International Society for Horticultural Science (ISHS), Leuven, Belgium. pp.45-50.
Staden J. & Stewart J. (1975). Cytokinins in Banana Fruit. Zeitschrift für Pflanzenphysiologie.76(3): 280-283.
Storey M. (2007). Chapter 21 - The Harvested Crop. In:Potato Biology and Biotechnology.Vreugdenhil D., Bradshaw J., GebhardtC., Govers F., Mackerron D. K.L., Taylor M.A. & Ross H.A. (eds.). Elsevier Science B.V. Amsterdam. pp. 441-470.
Vyas S., Guha S., Bhattacharya M. & Rao I. U. (2009). Rapid regeneration of plants of Dendrobium lituiflorum Lindl. (Orchidaceae) by using banana extract. Scientia Horticulturae.121(1): 32-37.
Yong J.W., Ge L., Ng Y.F. & Tan S.N. (2009). The chemical composition and biological properties of coconut (Cocos nuciferaL.) water. Molecules. 14(12): 5144-64.