SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR PHÁT HIỆN MỘT SỐ LOẠI THỊT VẬT NUÔI

Ngày nhận bài: 08-12-2022

Ngày duyệt đăng: 03-04-2023

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thương, N., Phương, T., Anh, N., Lực, Đỗ, & Thịnh, N. (2024). SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR PHÁT HIỆN MỘT SỐ LOẠI THỊT VẬT NUÔI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(3), 329–334. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1119

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR PHÁT HIỆN MỘT SỐ LOẠI THỊT VẬT NUÔI

Nguyễn Thương Thương (*) 1 , Trần Bích Phương 1 , Nguyễn Thái Anh 1 , Đỗ Đức Lực 1 , Nguyễn Hoàng Thịnh 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Thịt bò, thịt lợn, thịt gà, PCR

    Tóm tắt


    Phương pháp xét nghiệm PCR được sử dụng rộng rãi để nhân các đoạn DNA đặc hiệu, phương pháp này cũng được xác nhận là nhạy và ít tốn kém so với các phương pháp như real-time PCR, giải trình tự đoạn DNA, có thể sử dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm thông thường, không yêu cầu cơ sở vật chất đặc biệt. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp PCR để xây dựng và phát triển quy trình nhận diện chính xác ba loại thịt (bò, lợnvàgà) ở dạng sống và xử lý nhiệt (tổng 30 mẫu). Bộ mồi được thiết kế mồi xuôi dùng chung cho ba loài và mồi ngược chuyên biệt cho từng loài. Kết quả cho thấy DNA đã được nhân đoạn thành công với các băng có kích thước 274, 398 và 227bp (tương ứng đặc trưng cho loài bò, lợn, gà), đồng thời nghiên cứu này có thể nhận diện được đoạn DNA đặc trưng của từng loài ở mẫu riêng lẻ và mẫu trộn hai và ba loại thịt đại diện cho hai và ba loài khác nhau có thể phát hiện ở nồng độ DNA là 0,16 ng/µl.

    Tài liệu tham khảo

    Ayaz Y., Ayaz N.D. & Erol I. (2006). Detection of species in meat and meat products using enzyme-linked immunosorbent assay. Journal of Muscle Foods. 17(2): 214-220.

    Balakrishna K., Sreerohini S. & Parida M. (2019). Ready-to-use single tube quadruplex PCR for differential identification of mutton, chicken, pork and beef in processed meat samples. Food Additives & Contaminants: Part A. 36(10): 1435-1444.

    Cahyadi M., Wibowo T., Pramono A. & Abdurrahman Z.H. (2020). A Novel Multiplex-PCR Assay to Detect Three Non-Halal Meats Contained in Meatball using Mitochondrial 12S rRNA Gene. Food Science of Animal Resources.40(4): 628-635.

    Cai Z., Zhong G., Liu Q., Yang X., Zhang X., Zhou S., Zeng X., Wu Z. & Pan D. (2022). Molecular authentication of twelve meat species through a promising two-tube hexaplex polymerase chain reaction technique. Frontiers in Nutrition. 9: 813962.

    Cai Z., Zhou S., Liu Q., Ma H., Yuan X., Gao J., Cao J. & Pan D. (2021). A simple and reliable single tube septuple pcr assay for simultaneous identification of seven meat species. Foods. 10(5): 1083.

    Di Giuseppe A. M. A., Giarretta N., Lippert M., Severino V. & Di Maro A. (2015). An improved UPLC method for the detection of undeclared horse meat addition by using myoglobin as molecular marker. Food Chemistry. 169: 241-245.

    Ebbehøj K.F. & Thomsen P.D. (1991). Species differentiation of heated meat products by DNA hybridization. Meat Science. 30(3): 221-234.

    Fairchild A., Lee M.D. & Maurer J. J. (2006). PCR basics. In PCR methods in foods. pp. 1-25.

    Hồ Viết Thế, Hồ Lê Quỳnh Trinh, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Hiếu Thuyên & Ngô Thị Kim Anh (2018). Xây dựng phương pháp phát hiện thịt heo và thịt bò trong thực phẩm bằng kỹ thuật multiplex-PCR. tr. 87-94.

    Matsunaga T., Chikuni K., Tanabe R., Muroya S., Shibata K., Yamada J. & Shinmura Y. (1999). A quick and simple method for the identification of meat species and meat products by PCR assay. Meat Science. 51(2): 143-148.

    Partis L., Croan D., Guo Z., Clark R., Coldham T. & Murby J. (2000). Evaluation of a DNA fingerprinting method for determining the species origin of meats. Meat Science. 54(4): 369-376.

    Rodríguez M. A., García T., González I., Asensio L., Hernández P. E. & Martín R. (2004). PCR identification of beef, sheep, goat, and pork in raw and heat-treated meat mixtures. Journal of Food Protection. 67(1): 172-177.

    Safdar M. & Junejo Y. (2016). The development of a hexaplex-conventional PCR for identification of six animal and plant species in foodstuffs. Food Chemistry. 192: 745-749.

    Sambrook S. & Russell D.W. (2003). Molecular Cloning: A Laboratory Manual. Cold Spring Harbor,New York

    Tauma J.A. & Abdul-Hassan I.A. (2014). Identification of some meat species using PCR and multiplex PCR of mitochondrial cytochrome b gene. Iraqi Poultry Sci. J. 8 (1): 1-9.

    Trần Minh Tấn & Nguyễn Ngọc Tuân (2019). Phân biệt thịt bò, trâu, heo bằng kỹ thuật multiplex real-time PCR. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn. 18(1).

    Yang C., Zhong G., Zhou S., Guo Y., Pan D., Wang S., Liu Q., Xia Q. & Cai Z. (2022). Detection and characterization of meat adulteration in various types of meat products by using a high-efficiency multiplex polymerase chain reaction technique. Frontiers in Nutrition. 9: 979977.