ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG RAU ĐẮNG ĐẤT(Glinus oppositifolius(L.) DC.)

Ngày nhận bài: 12-10-2021

Ngày duyệt đăng: 05-07-2022

DOI:

Lượt xem

11

Download

16

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hoài, V., Phíp, N., & Ngà, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG RAU ĐẮNG ĐẤT(Glinus oppositifolius(L.) DC.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(7), 873–882. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1029

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG RAU ĐẮNG ĐẤT(Glinus oppositifolius(L.) DC.)

Vũ Thị Hoài (*) 1 , Ninh Thị Phíp 2 , Nguyễn Thị Ngà 3

  • 1 Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái
  • Từ khóa

    Rau đắng đất, giải phẫu, hình thái

    Tóm tắt


    Thí nghiệm thiết kế theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) để đánh giá đặc điểm hình thái và giải phẫu 5 mẫu giống rau đắng đất (RĐ1-RĐ5) thuộc loài G. oppositifolius (L.) thu thập tại 5 tỉnh đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, các mẫu giống có một số đặc điểm tương đồng như hình thái rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá. Những đặc điểm khác nhau bao gồm: màu sắc thân cây trưởng thành (RĐ1, RĐ2, RĐ4, RĐ5 có màu nâu đỏ, RĐ3 có màu vàng lục), lá (mặt trên phiến lá RĐ3 có màu xanh nhạt, RĐ5 có màu xanh đậm, RĐ1, RĐ2, RĐ4 có màu xanh); Mẫu RĐ3 có số lượng rễ cấp 1 nhiều nhất (14,60 rễ/cây) và kích thước hình lá lớn nhất (dài 2,33 ± 0,02cm; rộng 1,00 ±0,06cm); mẫu RĐ5 có kích thước lá bé nhất (dài 1,58 ± 0,01cm; rộng 0,51 ± 0,05cm); Về giải phẫu, mẫu RĐ3 có kích thước nhu mô ruột ở thân, bó libe - gỗ ở rễ, thân và gân chính của lá lớn nhất. Trong khi đó, mẫu RĐ5 có phiến lá dày nhất (mô giậu dày 277,8 ± 6,8µm và mô khuyết dày 198,9 ± 10,3µm).

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bảnY học. tr. 1298.

    Chakraborty & Santanu Paul (2017). A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine.9(4): 543-557.

    Đỗ Huy Bích, Đặng Quàng Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập & Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập II).Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch & Vũ Quang Sáng (2006). Sinh lý thực vật. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,Hà Nội.

    Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Thiện Đại, Hà Mỹ Nhân & Đặng Chí Cường (2020). Khảo sát đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của rau đắng đất (Glinus oppositifolius(L.) Aug. DC.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Nguyễn Tất Thành. 10: 47-51.

    O'Brien T.P., Feder N. & McCully M.E. (1964). Polychromatic staining of plant cell walls by toluidine blue O. Protoplasma.59: 368-373.

    Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em & Nguyễn Thị Thu Ngân (2015). Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của lá một số loài thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ sáu - Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật. tr. 1527-1533.

    Shantha T.R., Patchaimal P., Prathapa R.M., Vandana B, Kishore K.R, Venkareshwarlu G, Devesh T, Chinmay R, Anupam K.M, Padhi M.M & Dhiman K.S. (2016). Pharmacognostical, Phytochemical and Nutritional Evaluation of Glinus oppositifolius(L.) Aug. DC. Pharmacognosy Journal. 8(1): 31-36.

    Trương Thị Đẹp (2007). Giáo trình Thực vật dược. Nhà xuất bản Giáo dục.