MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG THÁI SINH TRƯỞNG ĐỂ ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG, TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ TUỔI GIẾT THỊT PHÙ HỢP CỦA GÀ MÍA THƯƠNG PHẨM

Ngày nhận bài: 12-04-2022

Ngày duyệt đăng: 05-07-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tuấn, H., Bộ, H., Đăng, P., Trạch, N., Thịnh, N., & Đoàn, B. (2024). MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG THÁI SINH TRƯỞNG ĐỂ ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG, TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ TUỔI GIẾT THỊT PHÙ HỢP CỦA GÀ MÍA THƯƠNG PHẨM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(7), 900–910. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1018

MÔ HÌNH HOÁ ĐỘNG THÁI SINH TRƯỞNG ĐỂ ƯỚC TÍNH KHỐI LƯỢNG, TĂNG KHỐI LƯỢNG VÀ TUỔI GIẾT THỊT PHÙ HỢP CỦA GÀ MÍA THƯƠNG PHẨM

Hoàng Anh Tuấn (*) 1 , Hà Xuân Bộ 1 , Phạm Kim Đăng 1 , Nguyễn Xuân Trạch 1 , Nguyễn Hoàng Thịnh 1 , Bùi Hữu Đoàn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Gà Mía, hàm sinh trưởng, tăng khối lượng tuổi giết thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô hình hoá động thái sinh trưởng để ước tính khối lượng, tăng khối lượng và dự báo tuổi giết thịt phù hợp của gà Mía thương phẩm. Tổng số 300 gà (150 trống và 150 mái) được theo dõi khối lượng cá thể lúc 1 ngày tuổi và lặp lại hàng tuần đến hết 20 tuần tuổi. Các hàm sinh trưởng Gompertz, Logistic và Lopez được sử dụng để đánh giá tính phù hợp với động thái sinh trưởng của loại gà này. Kết quả cho thấy hàm Gompertz phù hợp nhất để mô hình hoá động thái sinh trưởng của gà trống và hàm Lopez phù hợp nhất với gà mái. Tăng khối lượng hàng tuần đạt cực đại ở tuần tuổi 10 với gà trống và tuần tuổi 9 với gà mái. Tăng khối lượng bình quân cả kỳ cao nhất ở tuần tuổi 15 với gà trống và ở tuần tuổi 14 với gà mái. Thời điểm giết thịt cho hiệu quả kinh tế (lợi nhuận) cao nhất ở giữa 15-16 tuần tuổi đối với gà trống và giữa 14-15 tuần tuổi đối với gà mái.

    Tài liệu tham khảo

    Cicek H. & Tandogan M. (2016). Estimation of optimum slaughter age in broiler chicks. Indian Journal of Animal Research.50(4): 621-623.

    Daðdemir V., Demir O. & Macit M. (2007). Estimation of optimum fattening period in broilers. Journal of Applied Animal Research.31(2): 159-160.

    Đỗ Kim Chung (2021). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp.Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp, Hà Nội.

    Drummond H.E. & Goodwin J. (2004).Agricultural Economics, SecondEdition. Upper Saddle River, New Jersey, UK.

    Elzhov T.V., Mullen K.M., Spiess A., Bolker B., Mullen M.M. & Suggests M. (2016). Package ‘minpack. lm’. Title R Interface to the Levenberg-Marquardt Nonlinear Least-Squares Algorithm Found in MINPACK, Plus Support for Bounds’. Retrieved from https://cran. rproject. org/web/packages/minpack. lm/minpack.lm.pdf. on December 07, 2021.

    Goliomytis M., Panopoulou E. & Rogdakis E. (2003). Growth curves for body weight and major component parts, feed consumption, and mortality of male broiler chickens raised to maturity. Poultry Science.82(7): 1061-1068.

    Hà Xuân Bộ & Đặng Thuý Nhung (2022). Sử dụng một số hàm hồi quy phi tuyến tính mô tả sinh trưởng của gà F1 (Hồ × Lương Phượng). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.20(1): 24-33.

    Kuhi D.H., Kebreab E., Lopez S. & France J. (2003). A comparative evaluation of functions for the analysis of growth in male broilers. The Journal of Agricultural Science.140(4): 451-459.

    Kuhi D.H., Porter T., López S., Kebreab E., Strathe A., Dumas A., Dijkstra J. & France J. (2010). A review of mathematical functions for the analysis of growth in poultry. World's Poultry Science Journal.66(2): 227-240.

    López S., France J., Gerrits W.J., Dhanoa M.S., Humphries D.J. & Dijkstra J. (2000). A generalized Michaelis-Menten equation for the analysis of growth. Journal of Animal Science.78(7): 1816-28.

    Mignon-Grasteau S. & Beaumont C. (2000). Growth curves in birds. Productions Animales.13(5): 337-348.

    Osei-Amponsah R., Kayang B.B., Naazie A., Barchia I.M. & Arthur P.F. (2014). Evaluation of models to describe temporal growth in local chickens of Ghana. Iranian Journal of Applied Animal Science.4(4): 855-861.

    Porter T., Kebreab E., Kuhi H.D., Lopez S., Strathe A. & France J. (2010). Flexible alternatives to the Gompertz equation for describing growth with age in turkey hens. Poultry Science.89(2): 371-378.

    Rizzi C., Contiero B. & Cassandro M. (2013). Growth patterns of Italian local chicken populations. Journal Poultry Science. 92(8): 2226-2235.

    Thinh Nguyen Hoang , Huong T. T. Do, Doan H.Bui, Dang K. Pham, Tuan A. Hoang. & Duy N. Do (2021). Evaluation of non‐linear growth curve models in the Vietnamese indigenous Mia chicken. Animal Science Journal.92(1): e13483.

    Zhao Z., Li S., Huang H., Li C., Wang Q. & Xue L. (2015). Comparative study on growth and developmental model of indigenous chicken breeds in China. Journal Open Journal of Animal Sciences. 5(02): 219.