PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY VỚI KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Flavobacterium columnareGÂY BỆNH TRÊN CÁ TRẮM CỎ NUÔI TẠI MIỀN BẮC

Ngày nhận bài: 23-02-2022

Ngày duyệt đăng: 05-04-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hoài, T., Nhinh, Đoàn, Trinh, T., Hóa, Đặng, Tuấn, N., & Vạn, K. (2024). PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY VỚI KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Flavobacterium columnareGÂY BỆNH TRÊN CÁ TRẮM CỎ NUÔI TẠI MIỀN BẮC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(6), 732–740. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1003

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY VỚI KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN Flavobacterium columnareGÂY BỆNH TRÊN CÁ TRẮM CỎ NUÔI TẠI MIỀN BẮC

Trương Đình Hoài (*) 1, 2, 3 , Đoàn Thị Nhinh 3 , Trần Thị Trinh 3 , Đặng Thị Hóa 3 , Nguyễn Ngọc Tuấn 3 , Kim Văn Vạn 3

  • 1 Khoa Chăn nuôi và NTTS
  • 2 Faculty of Animal Science and Aquaculture, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Flavobacterium columnare, cá trắm cỏ, kháng kháng sinh

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các dấu hiệu bệnh đặc trưng, phân lập, định danh và đánh giá hiện trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Flavobacterium columnaregây bệnh trên cá trắm cỏ ở một số tỉnh miền Bắc. Tổng số 103 mẫu cá trắm cỏ nghi nhiễm F. columnaređã được thu từ 25 hộ nuôi thuộc 03 tỉnh (Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh)để phục vụ nghiên cứu. Kết quả cho thấy cá trắm cỏ nhiễm bệnh có biểu hiện đặc trưng như tia mang xơ, bạc trắng, xơ vây, xuất hiện các đốm bạc màu trên da. Tổng số 67 chủng vi khuẩn thuần, dạng rễ đã được nuôi cấy thành công và 25 chủng đại diện từ các trại nuôi được định danh bằng phản ứng sinh hóa kết hợp với giám định bằng PCR. Kết quả cảm nhiễm của 03 chủng đại diện bằng phương pháp ngâm ở nồng độ 2 × 106CFU/ml trong 2h gây chết 100% cá trắm cỏ cỡ 25-30g trong 48-72h. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy tỉ lệ cao F. columnarenhạy với các loại kháng sinh doxycycline, amoxicillin, florfenicol và oxytetracycline (92-100%); tuy nhiên tỉ lệ kháng với sulfamethoxazole /trimethoprim và erythromycin là khá cao, lần lượt là 44 và 16%. Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng phục vụ chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh do F. columnaregây ra trên cá trắm cỏ.

    Tài liệu tham khảo

    Bernardet J.F. & Grimont P.A. (1989). Deoxyribonucleic acid relatedness and phenotypic characterization of Flexibacter columnarissp. nov., nom. rev., Flexibacter psychrophilussp. nov., nom. rev., and Flexibacter maritimus Wakabayashi, Hikida, and Masumura 1986. International journal of systematic and evolutionary microbiology.39(3): 346-354.

    Buller N.B. (2004). Bacteria from fish and other aquatic animals: a practical identification manual. Cabi.

    Chang L., Pate J.L. & Betzig R. (1984). Isolation and characterization of nonspreading mutants of the gliding bacterium Cytophaga johnsonae. Journal of bacteriology. 159: 26-35.

    CLSI (2016). Methods for Antimicrobial Dilution and Disk Susceptibility Testing of Infrequently Isolated or Fastidious Bacteria. 3rd ed. CLSI guideline M45. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.

    CLSI. (2020). Performance Standards for Antimicrobial Testing of Bacteria Isolated from Aquatic Animals. 3rded. CLSI supplement VET04. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.

    Declercq A.M., Haesebrouck F., Van den Broeck W., Bossier P. & Decostere A. (2013a). Columnaris disease in fish: a review with emphasis on bacterium-host interactions. Veterinary research. 44: 1-17.

    Declercq A., Boyen F., Van Den Broeck W., Bossier P., Karsi A., Haesebrouck F. & Decostere A. (2013b). Antimicrobial susceptibility pattern of Flavobacterium columnareisolates collected worldwide from 17 fish species. Journal of fish diseases. 36: 45-55.

    Dong H., LaFrentz B., Pirarat N. & Rodkhum C. (2015). Phenotypic characterization and genetic diversity of Flavobacterium columnareisolated from red tilapia, Oreochromis sp., in Thailand. Journal of fish diseases. 38: 901-913.

    Dong H., Senapin S., LaFrentz B. & Rodkhum C. (2016). Virulence assay of rhizoid and non‐rhizoid morphotypes of Flavobacterium columnarein red tilapia, Oreochromissp., fry. Journal of fish diseases. 39: 649-655.

    FAO (2020). The State of World Fisheries and Aquaculture: Sustainability in action.Rome,Itali. p. 2020. https://doi.org/10.4060/ca9229en

    Koppang E.O., Kvellestad A. & Fischer U. (2015). Fish mucosal immunity: gill Mucosal health in aquaculture. Elsevier.pp. 93-133.

    Kunttu H., Jokinen E., Valtonen E. & Sundberg L.R. (2011). Virulent and nonvirulent Flavobacterium columnarecolony morphologies: characterization of chondroitin AC lyase activity and adhesion to polystyrene. Journal of Applied Microbiology. 111: 1319-1326.

    Kuo S.C., Chung H.Y. & Kou G.H. (1981). Studies on artificial infection of the gliding bacteria in cultured fishes. Fish Pathology. 15: 309-314.

    Lu Z., Gao R., Duan Y., Han R., Guo W., Dan X. & Li Y. (2021). Isolation and genetic characterization of Flavobacterium columnarefrom grass carp, Ctenopharyngodon idellus, in China. Aquaculture. 541: 736762.

    Shen Y., Wang L., Fu J., Xu X., Yue G.H. & Li J. (2019). Population structure, demographic history and local adaptation of the grass carp. BMC genomics.20(1): 1-16.

    Shi F., Lu Z., Yang M., Li F., Zhan F., Zhao L., Li Y., Li Q., Li J. & Li J. (2021). Astragalus polysaccharides mediate the immune response and intestinal microbiota in grass carp (Ctenopharyngodon idellus). Aquaculture. 534: 736205.

    Tohmee N. & Deemagarn T. (2013). Flavobacterium columnareisolated from brains of pond culture Nile tilapia in Thailand. 38th ICVS Conference, Bankok, Thailand.

    Từ Thanh Dung, Nguyễn Anh Tuấn & Nguyễn Thị Tiên (2012). Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trắng đuôi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và giải pháp điều trị. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 136-145.

    Welker T.L., Shoemaker C.A., Arias C.R. & Klesius P.H. (2005). Transmission and detection of Flavobacterium columnarein channel catfish Ictalurus punctatus. Diseases of aquatic organisms. 63:129-138.