ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

Ngày nhận bài: 27-08-2021

Ngày duyệt đăng: 01-03-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, N., Bình, V., Quân, N., & Lụa, Đặng. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(4), 456–466. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/976

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ, THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ MĂNG (Elopichthys bambusaRichardson, 1844) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG

Nguyễn Hải Sơn (*) 1 , Võ Văn Bình 2 , Nguyễn Hữu Quân 2 , Đặng Thị Lụa 3

  • 1 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
  • 2 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc
  • 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
  • Từ khóa

    Cá Măng, mật độ, thức ăn

    Tóm tắt


    Thí nghiệm nuôi cá Măng (Elopichthys bambusa) từ cá bột lên cá giống ở mật độ, thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 6-12/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc nhằm xác định được mật độ, loại thức ăn phù hợp trong ương, nuôi cá Măng giống. Kết quả cho thấy cá Măng bột nuôi ở mật độ 4-5 con/lít có tỉlệ sống và tốc độ sinh trưởng cao hơn so với ương ở mật độ 6-7 con/lít. Với cá giống, nuôi ở mật độ 0,6 con/lít đạt tỉlệ sống, tăng trưởng cao hơn so với nuôi ở mật độ 1 con và 1,2 con/lít. Sử dụng thức ăn 100% động vật phù du và thức ăn 60% động vật phù du kết hợp 40% trùn chỉ để ương cá bột cho tỉlệ sống, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi sử dụng thức ăn 60% động vật phù du kết hợp với 40% bột cá (55% protein). Trong giai đoạn nuôi cá giống, sử dụng thức ăn là cá bột cá Mè, trùn chỉ và cá bột cá Mè (70%) kết hợp với 30% trùn chỉ có tỉlệ sống và tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nuôi cá bằng thức ăn 70% cá bột cá Mè kết hợp với 30% thức ăn nuôi ấu trùng tôm sú (45% protein).

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000). Sách Đỏ Việt Nam (Phần động vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ. 408tr.

    Bogutskaya N.G. & Naseka A.M. (1996). Cyclostomata and fishes of Khanka Lake drainage area (Amur River Basin). An annotated check-list with comments on taxonomy and zoogeography of the region. Zool. Inst. Russ. Acad. Sci. 89p.

    Boyd C.E (1990). Water Quality in Ponds for Aquaculture. Birmingham Publishing Company, Birmingham, Alabama.

    Kottelat M. (2001). Fishes of Laos. Printed in Srilanka by Gunaratne Offest ltd.

    Mai Đình Yên (1991). Nguồn lợi cá tự nhiên ở các thuỷ vực nước ngọt và vấn đề quản lí trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuỷ sản (1986-1990). Vụ Quản lí Khoa học Kỹ thuật và Tập san thuỷ sản. tr. 51-55.

    Mai Đình Yên (1998). Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt và đề xuất chương trình hành động để bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này. Báo cáo tại “Hội thảo phát triển bền vững” tổ chức tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I - Bắc Ninh, 9 năm 1998.

    Mai Văn Nguyễn, Võ Văn Bình & Nguyễn Anh Hiếu (2013). Bước đầu nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nhân tạo cá chầy đất (Spinibarbus hollandi Oshima, 1919). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 10: 84-88.

    National Water Quality Management Stratery (1999). Australian & New Zealand Guidelines for Fresh and Marine Water Quality.

    Nguyễn Anh Hiếu, Trần Ngọc Thư & Nguyễn Hữu Ninh (2008). Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và sản xuất giống cá Chiên (Bargarius rutilusNg & Kottelat 2000). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 8: 48-51.

    Nguyễn Đức Tuân, Nguyễn Quang Huy & Nguyễn Hải Sơn (2017). Ảnh hưởng các mức protein và Lipid trong thức ăn tới tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỉ lệ sống của cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus(Lacépède 1803) ở một số kích cỡ khác nhau. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7: 154-162.

    Nguyễn Quang Huy (2017). Bảo tồn và lưu giữ nguyền gen giống thủy sản. Báo cáo tổng kết quỹ gen năm 2017. Chương trình bảo tồn Quỹ gen giai đoạn 2016-2020. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân (2005). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 2 - Họ cá Chép (Cyprinidae)). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Nguyễn Văn Tiến (2010). Nghiên cứu Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846). Báo cáo kết quả đề tài.

    Sách đỏ IUCN (2012). Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Số 70, phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Võ Văn Bình, Phạm Văn Phong, Nguyễn Quang Huy & Nguyễn Hải Sơn (2017). Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá Măng (Elopichthys bambusaRicharson, 1844). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 321: 124-128.

    Wang Lei (2009). Đặc điểm sinh học của cá Măng và kỹ thuật sản xuất nhân tạo giống cá Măng. Tạp chí Thủy sản Hồ Bắc. tr. 53-55 (Bản dịch Tiếng Việt).