BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH DUCK CIRCOVIRUS Ở VỊT TẠI HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 05-07-2021

Ngày duyệt đăng: 10-01-2022

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hiếu, Đồng, Giang, T., Nhung, Đồng, Phan, L., Nhiệm, D., Hương, L., … Lan, N. (2024). BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH DUCK CIRCOVIRUS Ở VỊT TẠI HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 20(2), 140–146. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/945

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH DUCK CIRCOVIRUS Ở VỊT TẠI HÀ NỘI

Đồng Văn Hiếu (*) 1 , Trần Thị Hương Giang 1 , Đồng Thị Hồng Nhung 1 , Lê Văn Phan 1 , Dương Văn Nhiệm 1 , Lại Thị Lan Hương 1 , Lê Huỳnh Thanh Phương 1 , Nguyễn Thị Lan 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Genotype, duck circovirus, Hà Nội, PCR, vịt

    Tóm tắt


    Mục đích của nghiên cứu này là xác định sự hiện diện và đặc điểm sinh học phân tử của một số chủng duck circovirus ở vịt tại Hà Nội. Tổng cộng 31 mẫu gộp gồm não, tim, gan, lách, phổi và túi Fabricius được thu thập từ 7 trang trại vịt trên địa bàn các huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Phú Xuyên từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2021. Mẫu được thu thập từ các vịt có biểu hiện nghi mắc bệnh gây ra do duck circovirus. Phương pháp polymerase chain reaction được sử dụng để phát hiện genome của virus. Các mẫu dương tính được lựa chọn giải trình tự một phần khung đọc mở (open reading frame) 1. Kết quả cho thấy, genome của virus được xác định trong 22 mẫu (70,97%) trong tổng số 31 mẫu nghiên cứu. Có 6/7 (85,71%) số trại cho kết quả dương tính. Kết quả phân tích trình tự gen cho thấy, tỉ lệ tương đồng nucleotide giữa 3 chủng virus trong nghiên cứu này dao động từ 99,48% đến 99,87%. Kết quả phân tích cây phả hệ thể hiện rằng, các chủng virus trong nghiên cứu này cùng thuộc genotype 1 và có mối quan hệ di truyền gần với các chủng virus ở Trung Quốc.

    Tài liệu tham khảo

    Banda A., Galloway-Haskins R.I., Sandhu T.S. & Schat K.A. (2007). Genetic analysis of a duck circovirus detected in commercial Pekin ducks in New York. Avian Dis. 51(1): 90-95.

    Bùi Hữu Dũng, Đỗ Tiến Duy, Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Thị Thu Năm, Lê Thanh Hiền & Nguyễn Thị Phước Ninh (2016). Xác định sự hiện diện của Duck circovirus và Riemerella anatipestifertừ các ca bệnh bại huyết trên vịt bằng kỹ thuật PCR. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 6: 14-21.

    Cha S.Y., Kang M., Cho J.G. & Jang H.K. (2013). Genetic analysis of duck circovirus in Pekin ducks from South Korea. Poult Sci. 92(11): 2886-2891.

    Cha S.Y., Song E.T., Kang M., Wei B., Seo H.S., Roh J.H., Yoon R.H., Moon O.K. & Jang H.K. (2014). Prevalence of duck circovirus infection of subclinical pekin ducks in South Korea. J Vet Med Sci. 76(4): 597-599.

    Chen C.L., Wang P.X., Lee M.S., Shien J.H., Shien H.K., Ou S.J., Chen C.H. & Chang P.C. (2006). Development of a polymerase chain reaction procedure for detection and differentiation of duck and goose circovirus. Avian Dis. 50(1): 92-95.

    Fringuelli E., Scott A.N., Beckett A., McKillen J., Smyth J.A., Palya V., Glavits R., Ivanics E., Mankertz A., Franciosini M.P. & Todd D. (2005). Diagnosis of duck circovirus infections by conventional and real-time polymerase chain reaction tests. Avian Pathol. 34(6): 495-500.

    Hall T.A. (1999). BioEdit: a user-friendly biological sequence alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT. Nucleic Acids Symp Ser. 41: 95-98.

    Hattermann K., Schmitt C., Soike D. & Mankertz A. (2003). Cloning and sequencing of Duck circovirus (DuCV). Arch Virol. 148(12): 2471-2480.

    Julian L., Piasecki T., Chrząstek K., WaltersM., Muhire B., Harkins G.W., Martin D.P. & Varsani A. (2013). Extensive recombination detected among beak and feather disease virus isolates from breeding facilities in Poland. J Gen Virol. 94(Pt 5): 1086-1095.

    Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Đức Hoàn, Nguyễn Việt Dũng, Đoàn Thị Thảo, Bùi Thị Thương, Trịnh Xuân Đức, Trần Văn Sơn & Nguyễn Thị Loan (2020). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử và sự lưu hành của virus Circo (DuCV) trên đàn vịt tại tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 2: 20.

    Soike D., Albrecht K., Hattermann K., Schmitt C. & Mankertz A. (2004). Novel circovirus in mulard ducks with developmental and feathering disorders. Vet Rec. 154(25): 792-793.

    Tamura K., Stecher G., Peterson D., Filipski A. & Kumar S. (2013). MEGA6: molecular evolutionary genetics analysis version 6.0. Mol Biol Evol. 30(12): 2725-2729.

    Thompson J.D., Higgins D.G. & Gibson T.J. (1994). CLUSTAL W: improving the sensitivity of progressive multiple sequence alignment through sequence weighting, position-specific gap penalties and weight matrix choice. Nucleic Acids Res. 22: 4673-4680.

    Wan C.H., Fu G.H., Shi S.H., Cheng L.F., Chen H.M., Peng C.X., Lin S. & Huang Y. (2011). Epidemiological investigation and genome analysis of duck circovirus in Southern China. Virol Sin. 26(5): 289-296.

    Wang Y., Zhang D., Bai C.X., Guo X., Gao W.H., Li M.L., Wang J. & Li Y.D. (2021). Molecular characteristics of a novel duck circovirus subtype 1d emerging in Anhui, China. Virus Res. 295: 198216.

    Yang Y., Sui N., Zhang R., Lan J., Li P., Lian C., Li H., Xie Z. & Jiang S. (2020). Coinfection of novel goose parvovirus-associated virus and duck circovirus in feather sacs of Cherry Valley ducks with feather shedding syndrome. Poult Sci. 99(9): 4227-4234.

    Zhang X., Jiang S., Wu J., Zhao Q., Sun Y., Kong Y., Li X., Yao M. & Chai T. (2009). An investigation of duck circovirus and co-infection in Cherry Valley ducks in Shandong Province, China. Vet Microbiol. 133(3): 252-256.

    Zhang X.X., Liu S.N., Xie Z.J., Kong Y.B. & Jiang S.J. (2012). Complete genome sequence analysis of duck circovirus strains from Cherry Valley duck. Virol Sin. 27: 154-164.

    Zhang Z., Jia R., Lu Y., Wang M., Zhu D., Chen S., Yin Z., Chen X. & Cheng A. (2013). Identification, genotyping, and molecular evolution analysis of duck circovirus. Gene. 529(2): 288-295.