KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CỦ HOA LILY BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH VẢY CỦ TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 16-09-2013

Ngày duyệt đăng: 26-12-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tỉnh, N., Kết, N., Đông, Đặng, & Tấn, H. (2024). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CỦ HOA LILY BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH VẢY CỦ TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(8), 1109–1117. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/90

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CỦ HOA LILY BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁCH VẢY CỦ TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Văn Tỉnh (*) 1 , Nguyễn Xuân Kết 1 , Đặng Văn Đông 1 , Hoàng Minh Tấn 2

  • 1 Viện Nghiên cứu Rau quả
  • 2 Hội Sinh lí thực vật Việt Nam
  • Từ khóa

    lilium, ngủ nghỉ, nhân giống vô tính, xử lý củ lily, vảy củ

    Tóm tắt


    Lily là loại cây có khả năng nhân giống bằng phương pháp nhân vô tính. Có nhiều phương pháp nhân giống tạo củ như hình thức củ mẹ đẻ củ con, củ con hình thành trên trục thân nằm dưới đất, củ con hình thành ở nách lá phần thân trên mặt đất hay phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, nhân giống bằng vẩy củ… Trong đó nhân giống bằng cách tách vảy củ là phương pháp được áp dụng chủ yếu ở các nước sản xuất củ giống lily. Ở Việt Nam, phương pháp nhân giống này hầu như chưa được áp dụng. Nghiên cứu này nhằm tìm ra các thông số kỹ thuật thích hợp cho quy trình sản xuất củ nhỏ hoa lily bằng phương pháp giâm vảy. Kết quả đã xác định được chu vi củ giống ban đầu dùng để lấy vảy giâm là 20/22 cm và giâm trên giá thể phối hợp theo lớp giữa đất và xơ dừa làm tăng năng suất và chất lượng củ nhỏ. Đồng thời nghiên cứu được cơ chế ngủ nghỉ và kỹ thuật xử lý củ nhỏ sau thu hoạch, theo đó, xử lý lạnh (50C) đã làm biến đổi nhanh chóng hàm lượng tinh bột và đường trong củ theo hướng giảm nhanh hàm lượng tinh bột và tăng hàm lượng đường hòa tan và sacharose đến ngày 40 sau xử lý, sau 40 ngày sự biến đổi đó chậm dần. Các kết quả này là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong sản xuất củ giống hoa lily bằng phương pháp giâm vảy.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thị Lý Anh (2005). Sự tạo củ in vitrovà sự sinh trưởng của cây lily trồng từ củ in vitro. Tạp chí Khoa học và Phát triển 5, trang 27 - 30.

    Nguyễn Thái Hà (2003). Nghiên cứu sự phát sinh củ in vitrocác giống hoa Lilium spp. Báo cáo khoa học Hội nghị sinh học toàn quốc, 2003. Nxb Khoa học và kỹ thuật, trang 875-879.

    Nguyễn Văn Mùi (2003). Thực hành hoá sinh học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trang 42-46

    Nguyễn Thị Phương Thảo, Vũ quang Khánh, Cao Việt Anh. Đánh giá đa dạng hình thái và một số đặc điểm nông học của loài Lilium poilanei Gagn. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009, số 4, trang 460 –467.

    Hong Bo. Tổng hợp kết quả nghiên về hoa lily. Tạp chí Trường Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc –Trung Quốc, 2000, trang 68 - 70.

    Zhou Xiao Yin, Wang Lu Yong và cộng sự. Kết quả bước đầu về hiệu quả xử lý nhiệt độ thấp đối với củ giống hoa lily cắt cành. Tạp chí Khoa học nông nghiệp Triết Giang –Trung quốc 2001, trang 240-242

    Joong Suk Lee, Young A Kim and Hyun Jin Wang, (1996). Effect of bulb vernalization on the growth and flowering of Asiatic hybrid lily. Acta. Hort. 414 ISHS. pp: 229-234.