ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG LẠNH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA CHUỐI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Ngày nhận bài: 12-02-2012

Ngày duyệt đăng: 18-05-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Hiệu, H., Thắng, Đào, Thoa, N., Hiếu, N., Dung, L., & Thủy, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG LẠNH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA CHUỐI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(3), 474–478. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/9

ẢNH HƯỞNG CỦA TỔN THƯƠNG LẠNH ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG CỦA CHUỐI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ THẤP

Hoàng Văn Hiệu (*) 1 , Đào Hồng Thắng 1 , Nguyễn Thị Thoa 1 , Nguyễn Văn Hiếu 2 , Lê Thị Dung 2 , Nguyễn Thị Bích Thủy 3

  • 1 Sinh viên lớp BQCB 51A
  • 2 Sinh viên lớp BQCB 52A- Khoa Công nghệ Thực phẩm
  • 3 Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Bảo quản, Chuối, Nhiệt độ thấp, Tổn thương lạnh

    Tóm tắt


    Nghiên cứu về tính mẫn cảm lạnh và sự biến đổi chất lượng của chuối tiêu (Musa AAA) bảo quản ở nhiệt độ thấp được tiến hành trong phòng thí nghiệm với 2 mức nhiệt độ 7 và 10oC. Chuối được thu hoạch ở độ chín 85%, rửa bằng nước sạch để loại bỏ nhựa mủ rồi xử lý Benomyl 0,5% đế chống nấm, rồi làm khô tại phòng. Sau đó quả chuối được đặt trong hộp carton và đưa vào bảo quản ở trong kho lạnh. Kết quả cho thấy chuối rất mẫn cảm khi bảo quản ở nhiệt độ thấp, bị tổn thương lạnh ở cả 7 và 10oC. Tổn thương lạnh đã dẫn đến sự biến đổi một số chỉ số vật lý, hóa sinh như sự biến màu vỏ quả (sự giảm chỉ số L), sự mềm hóa cấu trúc thịt quả. Quả chuối bảo quản lạnh ở nhiệt độ này có quá trình chín không bình thường, hàm lượng đường tổng số trong quả thấp. Chuối bảo quản ở 10oC chất lượng ít bị ảnh hưởng hơn so với bảo quản ở 7 oC.

    Tài liệu tham khảo

    Asif, M.H. and P. Nath(2005). Expression of multiple forms of polygalacturonasegene during ripening in banana fruit. Plant Physiol. and Biochem. 43 (2):177-184.

    Haard, N.F. and D. Timbie(2006). Chilling injury of green banana fruit: Changes in peroxidase isozymes in soluble and particulate pools. J. of food Sci. 38 (4): 642 - 645.

    Marriott, J. (1980). Bananas - Physiology and biochemistry of storage and ripening for optimum quality. CRC Cri. Rev. Food Sci. Nut. 41-88.

    NguyễnThịBíchThuỷ(2006). Ảnhhưởngcủanhiệtđộđếnsựbiếnđổisinhlý, hoásinhcủaquảchuốitiêu(Musa AAA) trongthờigianbảoquản. TạpchíkhoahọckỹthuậtNôngNghiệp, số4+ 5: trang244- 254.

    Palmer J.K. (1971). The Banana. In A.C. Hulme, ed. The Biochemistry of Fruits and their Products. The Academic Press, Inc., London, pp. 65-105.

    RatuleM., OsmannT., Ahmad, S. H. Saari(2006). Development of chilling injury of ‘Berangan’ banana (Musa cv. Berangan(AAA)) during storage at low temperature. International journal of food, agricultuareand environment. 4 (1):128- 134.

    Thuy Nguyen, T. B., Ketsa, S., van Doorn, W.G. (2003). Relationship between browning and the activities of PPO and PAL in banana peel during low temperature storage. Postharvest Biol. Technol. 30, 187 - 193.

    Paull, R.E. (1990). Chilling injury of tropical and subtropical origin, pp. 17-36. In C.Y. Wang. Chilling Injury of Horticultural Crops. CRC Press, Inc., Boca Raton, Florida.

    Yang, C.P., S Fujita, M.D. Ashrafuzzaman, N. Nakamura and N. Hayashi (2000). Purification and characterization of polyphenol oxidase from banana (Musa sapientumL.) pulp. J. Agric. Food Chem. 48: 2732-2735.