ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ ĐỘT BIẾN IN VITRO BẰNG ETHYL METHANE SULPHONATE (EMS) KẾT HỢP CHIẾU XẠ TIA GAMMA ĐẾN SỰ BIẾN DỊ Ở CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllusL.)

Ngày nhận bài: 29-10-2013

Ngày duyệt đăng: 29-12-2013

DOI:

Lượt xem

3

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiệp, V., & Anh, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ ĐỘT BIẾN IN VITRO BẰNG ETHYL METHANE SULPHONATE (EMS) KẾT HỢP CHIẾU XẠ TIA GAMMA ĐẾN SỰ BIẾN DỊ Ở CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllusL.). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(8), 1092–1100. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/88

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ ĐỘT BIẾN IN VITRO BẰNG ETHYL METHANE SULPHONATE (EMS) KẾT HỢP CHIẾU XẠ TIA GAMMA ĐẾN SỰ BIẾN DỊ Ở CÂY HOA CẨM CHƯỚNG (Dianthus caryophyllusL.)

Vũ Hoàng Hiệp (*) 1, 2 , Nguyễn Thị Lý Anh 3

  • 1 Nghiên cứu sinh khoa Nông học,Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng
  • 3 Viện Sinh học nông nghiệp,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Cẩm chướng, xử lý đột biến in vitro, chồi biến dị, EMS, tia gamma

    Tóm tắt


    Nghiên cứu tác động của xử lý kết hợp EMS và chiếu xạ gamma in vitro đến khả năng sống, sự sinh trưởng, phát triển và sự hình thành các dạng biến dị của cây cẩm chướng (Dianthus caryophyllus L.), nhằm tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để tạo nguồn nguyên liệu cho công tác chọn tạo giống cây hoa cẩm chướng. Trong thí nghiệm, các đoạn thân mang mắt ngủ của cây in vitro (giống Quận chúa) được xử lý với nồng độ EMS và liều lượng chiếu xạ tia gamma khác nhau (nồng độ EMS từ 0,1 đến 0,4%; liều hấp thu tia gamma từ 10 – 30Gᵧ). Sau xử lý, thu được tám dạng chồi in vitro (A, B, C, D, E, F, G, H ) khác biệt nhau về hình thái, cấu trúc. Trong điều kiện in vitro, sự tăng trưởng chiều cao, số lá và khả năng ra rễ của các dạng chồi giảm dần theo thứ tự: C > A > D > B > F > H > G. Sự sinh trưởng, phát triển của các dạng chồi nêu trên ở vườn ươm cũng có sự khác nhau. Dạng chồi C có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh nhất, sau đó đến dạng A, D, F, B, H. Dạng chồi G không có khả năng sinh trưởng phát triển trong điều kiện vườn ươm. Một số dạng biến dị về hình thái thân lá và mầu sắc hoa đã được phân lập. Kết quả cho thấy liều lượng xử lý cao tỷ lệ biến dị nhiều, tuy nhiên tỷ lệ biến dị tăng chủ yếu ở các dạng biến dị bất lợi. Liều lượng xử lý thích hợp là EMS 0,2% kết hợp xử lý chiếu xạ 20Gᵧ. Ở liều lượng này cho tỷ lệ sống cao và xuất hiện nhiều dạng biến dị có tiềm năng cho công tác chọn tạo giống hoa cẩm chướng mới.

    Tài liệu tham khảo

    Nguyễn Thị Lý Anh, Lê Hải Hà và Vũ Hoàng Hiệp (2009). Ảnh hưởng của xử lý Ethyl methane sulphonate in vitrođối với cây cẩm chướng. Tạp chí Khoa học và phát triển, 7 (2): 130- 136.

    Đào Thanh Bằng, Nguyễn Hữu Đống và Trần Duy Quý (2006). Thành tựu và triển vọng của việc ứng dụng kỹ thuật gây tạo đột biến trong công tác chọn giống cây trồng. Viện Di truyền Nông nghiệp - 20 năm (1984-2004) xây dựng vàphát triển. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 17- 32.

    Vũ Hoàng Hiệp và Nguyễn Thị Lý Anh (2013). Ảnh hưởng của xử lý đột biến in vitrobằng chiếu xạ gamma đối với cây hoa cẩm chướng. Báo cáo khoa học Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 9/2013. NXB khoa học tự nhiên và công nghệ, tr. 817-821

    Nguyễn Thị Kim Lý, Lê Đức Thảo và Nguyễn Xuân Linh (2012). Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa cẩm chướng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

    Trần Duy Quý (1997). Đột biến: cơ sở khoa học và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 46-61

    Gamborg and Philips (1995). Plant cell, tissue and Organ culture –Fundamental methods. Springer- Verlag Berlin Heidelberg, p. 35-37

    International Atomic Energy Agency(2013). Nuclear Technology Review 2010, Vienna, p. 33-35

    Jerzy, M., Zalewska, M. (2000). Effect of X and Gamma rays on in vitroadventitious bud production of pot carnation, Revista Chapingo. Serie Horticultura, 6 (1): 49-52, 24 ref.

    Manreet Sooch, Arora, J. S., Kushal Singh, Gosal, S. S. (2002). Effect of Gamma ray irradiation on in vitromultiple shoot formation and establishment of carnation plants. Journal of Ornamental Horticulture (New Series), 3 (2): 118-119, 3 ref.

    Okamura, M. (2006). Flower breeding by quantum beam technology, and its commercialization, Gamma Field Symposia, 45: 77- 89, 15 ref.

    Paramesh, T. H., Sona Chowdhury (2005). Impact ofexplants and Gamma irradiation dosage on in vitromutagenesis in carnation (Dianthus caryophyllus L.). Journal of Applied Horticulture, 7 (1): 43-45, 5 ref.

    Roychowdhury R., Jagatpati Tah, Tinkari Dalal2 and Abhijit Bandyopadhyay (2011). Selection response and correlation studies for metrical traits in mutant carnation (Dianthus caryophyllus L.) genotypes. Agricultural Science, 5 (3): 6 –14.

    Roychowdhury, R., (2011). Effect of Chemical Mutagens on Carnation (Dianthus caryophyllus L.): A Mutation Breeding Approach (1st Ed.). LAP Lambert Academic Publishing, Germany, p. 14.

    Shu Q.Y. (ed.) (2009). Induced Plant Mutations in the Genomics Era. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome: 425-427.