HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ NƯỚC LẠNH TẠI TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 23-12-2020

Ngày duyệt đăng: 23-04-2021

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Vạn, K., Tôn, V., Tuyến, N., Thiết, N., Phương, N., Tiến, N., … Duy, N. (2024). HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ NƯỚC LẠNH TẠI TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(5), 625–631. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/823

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁ NƯỚC LẠNH TẠI TÂY NGUYÊN

Kim Văn Vạn (*) 1, 2 , Vũ Đình Tôn 3 , Nguyễn Văn Tuyến 3 , Nguyễn Công Thiết 3 , Nguyễn Thị Phương 3 , Nguyễn Đình Tiến 3 , Nguyễn Thị Nga 3 , Nguyễn Văn Duy 3

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cá nước lạnh, giải pháp, hiện trạng, Tây Nguyên

    Tóm tắt


    Nuôi cá nước lạnh đã được du nhập vào Việt Nam từ năm 2002, bắt đầu ở Sa Pa, nhưng hiện nay, cá nước lạnh được nuôi ở 25 tỉnh thành, điển hình là khu vực Tây Nguyên. Tây Nguyên được biết đến là vùng hạn hán, thiếu nước lại phát triển nuôi cá nước lạnh là điều cần được quan tâm. Kết quả điều tra tình hình nuôi cá nước lạnh được thực hiện ở 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên trong 2 mùa mưa và mùa khô từ 2018-2020 trên cơ sở thu thập thông tin sơ và thứ cấp cho thấy ở vùng Tây Nguyên, nuôi cá nước lạnh chủ lực tập trung ở Đà Lạt, Lâm Đồng với 2 loài cá tầm và cá hồi, trong đó cá hồi có xu hướng thu hẹp về diện tích; Nuôi cá nước lạnh vùng Tây Nguyên có hạn chế lớn nhất là thiếu nguồn nước lạnh, nước sạch trong mùa khô, thiếu vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng và hạn chế nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn. Các giải pháp đưa ra cần có quy hoạch vùng nuôi gắn với thực tiễn, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho cán bộ quản lý, người nuôi cá nước lạnh, thúc đẩy mối liên kết chuỗi trong sản xuất và tiêu thụ cá nước lạnh.

    Tài liệu tham khảo

    Barannikova I., Bayunova L. Semenkova T.&Trenkler I. (2008). Physiologicalchanges in Russian sturgeon (Acipenser gueldenstaedtii) after long-term holding and final maturation. Cybium.32(2): 321-322.

    Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản-JICA (2018). Khảo sát thu thập số liệu về quản lý tài nguyên nước tại khu vực Tây Nguyên. 42tr.

    Feng G.P., Zhuang P., Zhang L.Z., Hou J.L., Liu J.Y. & Zhang T. (2010). Effects of water temperature on biochemical parameters of juvenile Chineses turgeon (Acipenser sinensis) blood. Chinese Journal of Ecology. 29(10): 1973-1978.

    Hoàng Thị Minh (2018). Triển vọng nuôi cá Tầm ở huyện Lạc Dương, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đòng. Truy cập từ https://khuyennong.lamdong. gov.vn/thong-tin-nong-nghiep/thuy-san/2609ngày 09/11/2020.

    Qu Qiu-zhi & Gao Yan-li (2005). Artificial reproduction of cultured Acipenser baerii. Journal of fishery Sciences of China.12(4): 492-495.

    Sở NN&PTNTtỉnh Lâm Đồng (2019). Báo cáo quy hoạch nuôi cá nước lạnh 2011-2010.

    Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lắk, 2018. Báo cáo tổng kết hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2018 và kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2019 của tỉnh Đắk Lắk.

    Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Gia Lai (2018). Báo cáo về việc tổng kết công tác thuỷ sản năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

    Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Lâm Đồng (2018). Báo cáo về việc tổng kết công tác thuỷ sản năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019.

    Tổng cục Thuỷ sản (2018). Hội nghị “Phát triển Nuôi trồng Thuỷ sản bền vững tại các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên”. Truy cập từ https://www.mard.gov.vn/Pages/phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-ben-vung-tai-cac-tinh-trung-bo-va-tay-nguyen.aspx,ngày 09/11/2020.

    Tồng cục thủy sản (2020). Bàn giải pháp phát triển bền vững nuôi cá nước lạnh trong thời gian tới. Truy cập từ: https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn//ban-giai-phap-phat-trien-ben-vung-nuoi-ca-nuoc-lanh-trong-thoi-gian-toi,ngày 09/11/2020.

    Tổng cục thuỷ (2018). El Nino gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Truy cập từ https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/tin-tức/-tin-vắn/doc-tin/011679/2018-10-29/el-nino-gay-thiet-hai-cho-nganh-nong-nghiep-danh-bat-va-nuoi-trong-thuy-san, ngày 9/11/2020.

    Tổng cục Thống kê(2019). Niên giám thống kê. Nhà xuất bản Thống kê.

    Trần Vinh (2019). Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững ở Tây Nguyên. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Truy cập từ http://wasi. org.vn/giair-phap-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-de-dam-bao-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-o-tay-nguyen,ngày9/11/2020.

    Tưởng Phi Lai& Đinh Xuân Lập(2017).Hiện trạng nghề cá hồ chứa lưu vực sông MêKông-Tây Nguyên. Truy cập từ https://www.slideshare.net /LapDinh1/hin-trng-ngh-c-h-cha-lu-vc-sng-m-kng-ty-nguyn,ngày 23/4/2020.

    Võ Thế Dũng&Võ Thị Dung (2016). Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá tầm Nga giống (Acipenser guldenstaedtii) tại Lâm Đồng và đề xuất biện pháp phòng trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5: 79-81.

    Võ Thế Dũng & Võ thị Dung (2018). Thành phần và mức độ nhiễm ký sinh trùng ở cá tầm Nga (Acipencer guldenstaedtiiBrandt and Ratzeburg, 1833) và cá tầm Xiberi (Acipencer baeriiBrandt, 1869) nuôi ao và nuôi lồng tại Lâm Đồng. Tạp chí Khoa học và Thủy sản, Đại học Nha Trang. 3: 26-31.