NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NANO BẠC TRONG NHÂN GIỐNG in vitroCÚCBÁCH NHẬT (Gomphrena globosaL.)TỪ LÁ

Ngày nhận bài: 10-06-2020

Ngày duyệt đăng: 19-08-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Hương, B., & Giới, Đồng. (2024). NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NANO BẠC TRONG NHÂN GIỐNG in vitroCÚCBÁCH NHẬT (Gomphrena globosaL.)TỪ LÁ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 19(3), 363–369. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/800

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG NANO BẠC TRONG NHÂN GIỐNG in vitroCÚCBÁCH NHẬT (Gomphrena globosaL.)TỪ LÁ

Bùi Thị Thu Hương (*) 1 , Đồng Huy Giới 2

  • 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    CúcBách nhật, nano bạc, môsẹo, nhân giống in vitro

    Tóm tắt


    Cúc Bách nhật (Gomphrena globosaL.) là một trong những giốnghoa đẹp, được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.Nghiên cứu này được thực hiện nhằmmục đích đánh giá tác độngcủa nano bạcđến quá trình nhân giống in vitrocúc Bách nhật từ lá. Các nồng độ nano bạc khác nhau (2, 4, 6, 8 và 10ppm)được bổ sung vào môi trườngở tất cả các giai đoạncủa quá trình nuôi cấy in vitro.Kết quảnghiên cứu cho thấy, môi trường cảm ứng tạo mô sẹo từ mảnh lá invitrocúc Bách nhậtcó bổ sung 4-6ppm nano bạc cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo đạt 100%, mô sẹo mềm, trắng ngà, phát triển rộng khắp bề mặt mẫu lá sau 4 tuần nuôi cấy; mô sẹo cúc Bách nhật nuôi trong môi trường tái sinh chồi bổ sung thêm 4ppm nano bạc cho hiệu quả tái sinh chồi tốt nhất với 100% mẫu tạo chồi, số chồi trung bình đạt 5,32 chồi/mẫu, chiều cao trung bình chồi đạt 2,36cm, chồi mập, đồng đều, phát triển khỏe; môi trường nhân nhanh chồi bổ sung thêm 6ppm nano bạccho hệ số nhân chồi cúc Bách nhật cao nhất đạt 8,36 chồi/mẫu, chất lượng chồi tốt;môi trườngra rễ thích hợp nhất của chồi cúc Bách nhật in vitrolà môi trường có bổ sung 8ppmnano bạc, với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễtrung bìnhđạt 4,08 rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình đạt 4,16cm sau 4 tuần nuôi cấy.

    Tài liệu tham khảo

    Amir Ali, Sher Mohammad, Mubarak Ali Khan, Naveed Iqbal Raja, Mohammad Arif, Atif Kamil & Zia-ur-Rehman Mashwani (2019). Silver nanoparticles elicited in vitro callus cultures for accumulation of biomass and secondary metabolites in Caralluma tuberculata. Artificial cells, Nanomedicine, and Biotechnology. 47(1): 715-724.

    Dương Tấn Nhựt, Nguyễn Bá Nam (2009). Ảnh hưởng của hệ thống chiếu sáng đơn sắc lên sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa cúc (Chrysanthemum morifoliumcv. “Nut”) nuôi cấy in vitro. Tạp chí Công nghệ sinh học. 7: 91-98.

    Đồng Huy Giới & Ngô Thị Ánh (2017). Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nuôi cấy mô cây mía (Saccharum offcinarumL.). Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 6: 35-40.

    Đồng Huy Giới & Dương Thị Mến (2017). Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nuôi cấy mô cây hoa hồng cổ Sapa. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 5: 59-65.

    Hediat M. & Salama H. (2012). Effects of silver nanoparticles in some crop plants. Common bean (Phaseolus vulgarisL.) and corn (Zea maysL.). International research journals of Biotechnology. 3(10): 190-197

    Jala A. (2014). Role of 2,4-D on callus induction and shoot formation to increase number of shoot in miniature rose in vitro. American Transaction on Engineering and Applied Sciences. 3(3): 207-213.

    Kharrazi M., Nemati H., Tehranifar A., Bagheri A. & Sharifi A. (2011). In vitroculture of carnation (Dianthus caryophyllusL.) focusing on the problem of vitrification. J. Biol. Environ Sci. 13: 1-6.

    Liyan Jin, Yang Yang1, Wenjie Gao, Mingxue Gong, Jijia Wang, Neil O. Anderson & Miao He (2017). Establishment of callus induction and cell suspension cultures of Dendrathema indicumvar. Aromaticuma scented chrysanthemum. Journal of Plant Studies. 6(2): 38-44.

    Manu Pant, Ankita Lal & Rashi Jain (2015). A simple cost effective method for mass propagation of Chrysanthemum morifolium and antibacterial activity assessment of in vitroraised plantlets. Journal of Applied Pharmaceutical Science. 5(7): 103-111.

    Murashige T. & Skoog F. (1962). A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures. Physiologia Plantarum. 15: 473-497.

    Nasser M., Sepideh Z.V. & Sajjad K. (2013). Plant in vitroculture goes nano: Nanosilver-mediated decontamination of ex vitroexplants. Journal of Nanomedicine & Nanotechnology. 4(2): 1-4.

    Nabeel K. Al-Ani (2011). Using silver nano- particles to increase efficiency of sterile solution for in vitrotechniques. Iraqi Journal of Cancer and Medical Genetics. 4(1): 48- 51.

    Nguyễn Thị Diệu Hương & Dương Tấn Nhựt (2004). Hoàn thiện quy trình nhân nhanh giống cây hoa cúc (Chrysanthemum indicumL.) sạch bệnh bằng kỹ thuật nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Tạp chí Sinh học. 4: 45-48.

    Phạm Văn Chương, Hồ Ngọc Giáp, Võ Văn Trung, Lê Thị Thu Hương &Hồ Thị Trang(2016). Sản xuất giống hoa cúc tại bắc trung bộ bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 6: 1-4.

    Rostami A.A. & Shahsavar A. (2009). Nano-silver particles eliminate the in vitrocontaminations of olive ‘Mission’ explants. Journal of Plant Sciences. 8(7): 505-509.

    Yesmin S., Hashem A., Das K.C., Hasan M.M. & Islam M.S. (2014). Efficient in vitro regeneration of chrysanthemum (Chrysanthemum morifoliumRamat.) through nodal explant culture. Nuclear Science and Application. 23(1&2): 47-50.