NGHIÊN CỨU THU NHẬN VITAMIN E TỪ CẶN KHỬ MÙI CỦA QUÁ TRÌNH TINH CHẾ DẦU ĐẬU TƯƠNG

Ngày nhận bài: 24-10-2013

Ngày duyệt đăng: 26-12-2013

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Ngọc, B., Trâm, L., Chiến, V., & Thuật, B. (2024). NGHIÊN CỨU THU NHẬN VITAMIN E TỪ CẶN KHỬ MÙI CỦA QUÁ TRÌNH TINH CHẾ DẦU ĐẬU TƯƠNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(8), 1159–1163. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/78

NGHIÊN CỨU THU NHẬN VITAMIN E TỪ CẶN KHỬ MÙI CỦA QUÁ TRÌNH TINH CHẾ DẦU ĐẬU TƯƠNG

Bùi Thị Bích Ngọc (*) 1 , Lý Ngọc Trâm 1 , Vũ Đức Chiến 1 , Bùi Quang Thuật 1

  • 1 Viện Công nghiệp thực phẩm
  • Từ khóa

    Cặn khử mùi, dầu đậu tương, tinh chế, vitamin E

    Tóm tắt


    Cặn khử mùi, phụ phẩm của quá trình tinh chế dầu đậu tương, chứa chủ yếu nhóm hợp chất: axit béo, phytosterol và tocopherol (vitamin E) được xem là nguồn nguyên liệu hữu dụng cho việc thu nhận vitamin E tự nhiên. Đầu tiên, cặn khử mùi được xử lý để loại nước, cặn vô cơ và các hợp chất dễ bay hơi. Tiếp đó, tách hỗn hợp axit béo bằng cách tiến hành etyl este hóa các axit béo trong cặn khử mùi với H2SO4 đậm đặc (0,6%), tỉ lệ etanol/axit béo: 20/1 (mol/mol) ở 700C trong 80 phút, rồi tách etyl este của các axit béo nhờ chưng cất phân đoạn chân không ở áp suất 4-5 mbar và nhiệt độ đỉnh: 198 - 2250C. Phần hỗn hợp còn lại trong bình cất được đem tách phytosterol bằng phương pháp kết tinh với dung môi etanol ở nhiệt độ 50C, thu được vitamin E thô. Quá trình tinh chế vitamin E được bắt đầu bằng trích ly với etanol (tỷ lệ etanol/ VTM E thô lần 1: 2/1 và lần 2: 1/1), rồi tiến hành kết tinh lạnh ở nhiệt độ - 150C để loại phytosterol còn sót lại và các tạp chất khác. Cuối cùng là giai đoạn tách vitamin E có độ tinh khiết cao trên cột silica gel (0,063 – 0,200 m) với hệ dung môi rửa giải là n-hexan : etanol: 9:1, thu được sản phẩm vitamin E có độ tinh khiết đạt 90,8%.

    Tài liệu tham khảo

    Walsh, L., Winters, R.L. and Gonzalez, R.G. (1998). Optimizing Deodorizer distillate tocopherol yield, INFORM 9: 78-83.

    O’Holohan, D.R. (1997). Malaysia Palm Oil.The story of Major Edible Vegetable Oil and Its Role in Human Nutrition. Malaysia Palm Oil Promotion Council, Kuala Lumpur, Malaysia.

    MendesM. F., PessoaF.L. P.,Uller. A. M. C(2005). Optimization of the process of concentration of vitamin E from DDSO using supercritical CO2, Brazillian Journal of Chemical Engineering,Vol 22: 83 - 91.

    Victor R. Preedy and Ronald R. Watson(2007).The Encyclopedia of Vitamin E.

    TCVN 7040 :2002; TCVN 6127 : 2010; TCVN 7868 : 2008.

    AOCS Official Methods Ce 1e-91(1997).Official methods and recommended practices of the AOCS, 5th Edition, .

    T. Verleyen, R. Verhe, L. Garcia, K. Dewettinck, A. Huyghebaert, W. De Greyt(2001).Gas chromatographic characterization of vegetable oil deodorization distillate, Journal of Choromatography A, 921: 277 -285.