SỰ LƯU HÀNH CỦA PORCINE CYTOMEGALOVIRUS GÂY VIÊM MŨI THỂ VÙI Ở CÁC TRẠI LỢN PHÍA BẮC VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 07-03-2020

Ngày duyệt đăng: 13-04-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hoa, Nguyễn, Lan, N., Phương, H., Huyên, N., Hằng, N., & Lâm, T. (2024). SỰ LƯU HÀNH CỦA PORCINE CYTOMEGALOVIRUS GÂY VIÊM MŨI THỂ VÙI Ở CÁC TRẠI LỢN PHÍA BẮC VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(2), 105–112. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/640

SỰ LƯU HÀNH CỦA PORCINE CYTOMEGALOVIRUS GÂY VIÊM MŨI THỂ VÙI Ở CÁC TRẠI LỢN PHÍA BẮC VIỆT NAM

 Nguyễn Thị Hoa (*) 1 , Nguyễn Thị Lan 1 , Hoàng Thị Phương 1 , Nguyễn Thị Huyên 1 , Nguyễn Thị Thu Hằng 1 , Trương Quang Lâm 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Porcine cytomegalovirus, PCR, giải trình tự gen, gB

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phát hiện sự có mặt của Porcine Cytomegalovirus (PCMV) trên các trại lợn phía bắc Việt Nam. Tổng số 122 mẫu bệnh phẩm của lợn có các dấu hiệu bệnh lý đường hô hấp đã được tiến hành sàng lọc bằng kỹ thuật PCR và xác định được 59 mẫu dương tính với PCMV, chiếm tỉ lệ 48,36%. Kết quả phân tích trình tự nucleotide và axit amin gen DPOL của 3 chủng PCMV thu thập tại Thái Bình và Hà Nội cho thấy tương đồng về trình tự nucleotide và axit amin giữa các chủng này lần lượt đạt từ 99,22-100% và 99,17-100%. Kết quả phân tích cây phát sinh loài cho thấy các chủng PCMV nghiên cứu nằm trong 2 nhánh phát sinh khác nhau, chủng PCMV1.HN.2018 và PCMV3.HN.2019 nằm cùng nhánh phát sinh với chủng Hn0601 được phân lập ở Trung Quốc (mã số ngân hàng gen HQ686081), chủng 489 của Đức (AF268042), chủng OF-1 của Nhật Bản (AF268041) và chủng 55b của Tây Ban Nha (AF268040). Trong khi đó, chủng PCMV2.TB.2019 nằm cùng nhánh phát sinh với chủng FJ01 của Trung Quốc (MG696113). Như vậy, PCMV đã lưu hành trong đàn lợn nuôi ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và có cùng nguồn gốc với các chủng PCMV từ Trung Quốc.

    Tài liệu tham khảo

    Edington N., Wrathall A.E. & Done J.T. (1988). Porcine cytomegalovirus (PCMV) in early gestation.Veterinary microbiology. 17(2): 117-128.

    GuW., Zeng N., Zhou L., Ge X., Guo X. & Yang H. (2014a). Genomic organization and molecular characterization of porcine cytomegalovirus. Virology. 460: 165-172.

    GuW., Zeng N., Zhou L., Ge X., Guo X. & Yang H. (2014b). Genomic organization and molecular characterization of porcine cytomegalovirus. Virology. 460-461: 165-172.

    Hamel A.L., Lin L., Sachvie C., Grudeski E. & Nayar G.P. (1999). PCR assay for detecting porcine cytomegalovirus. Journal of clinical microbiology. 37(11): 3767-3768.

    Narita M., Kawamura H., Shirai J. & Haritani M. (1987). Morphologic study of inclusions in tissues from pigs inoculated with cytomegalovirus. American journal of veterinary research. 48(9): 1398-1402.

    Mueller N.J., Livingston C., Knosalla C., Barth R.N., Yamamoto S., Gollackner B., Dor F. J., Buhler L., Sachs D.H. & Yamada K. (2004). Activation of porcine cytomegalovirus, but not porcine lymphotropic herpesvirus, in pig-to-baboon xenotransplantation. The Journal of infectious diseases. 189: 1628-1633.

    Liu X., Liao S., Zhu L., Xu Z. & Zhou Y. (2013). Molecular epidemiology of porcine cytomegalovirus (PCMV) in Sichuan Province, China: 2010-2012. PloS one. 8(6).

    Widen F., Goltz M., Wittenbrink N., Ehlers B., Banks M. & Belak S. (2001b). Identification and sequence analysis of the glycoprotein B gene of porcine cytomegalovirus. Virus genes. 23: 339-346.

    Yoon K.J. & Edington N.W. (2006). Cytomegalovirus. In Straw BE, Allaire SD, Mengeling WL, editors. Diseases of swine. Oxford: Blackwell Publishing. pp. 323-329

    Yoon K.J., Henry S.C., Zimmerman J.J. & Platt K.B. (1996). Isolation of porcine cytomegalovirus from a swine herd with PRRS. Veterinary medicine (1985) (USA).