ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN THẬN MỦTRÊN CÁ NHEO MỸ (Ictalurus punctatus)

Ngày nhận bài: 28-10-2019

Ngày duyệt đăng: 24-02-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hoài, T., Vạn, K., Anh, Đào, Huyên, N., Tuyến, N., Mạnh, V., … Lan, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN THẬN MỦTRÊN CÁ NHEO MỸ (Ictalurus punctatus). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(2), 94–104. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/639

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN THẬN MỦTRÊN CÁ NHEO MỸ (Ictalurus punctatus)

Trương Đình Hoài (*) 1, 2, 3 , Kim Văn Vạn 3 , Đào Lê Anh 4 , Nguyễn Thị Huyên 4 , Nguyễn Văn Tuyến 3 , Vũ Đức Mạnh 3 , Nguyễn Thị Hương Giang 4 , Trương Quang Lâm 4 , Nguyễn Thị Lan 4

  • 1 Khoa Chăn nuôi và NTTS
  • 2 Faculty of Animal Science and Aquaculture, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Edwardsiella ictaluri, bệnh lý, PCR, cá nheo Mỹ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện để xác định đặc điểm bệnh lý và ứng dụng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictalurigây ra trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus) nuôi ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành thu thập và phân tích mẫu cá nheo Mỹ bệnh, xác định các triệu chứng, các đặc điểm bệnh lý đại thể và vi thể thông qua phương pháp quan sát lâm sàng và phương pháp mô bệnh học và ứng dụng PCR trong chẩn đoán khẳng định mầm bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá bệnh có triệu chứng bơi lờ đờ, mang nhiều nhớt, xuất huyết nắp mang, các gốc vây và hậu môn. Các đặc điểm bệnh lý đại thể của cá bị bệnh gồm gan, thận có các đốm mủ màu trắng, thành ruột và biểu mô xuất huyết nặng. Kết quả giám định bằng PCR cho thấy cá bị bệnh do nhiễm E. ictaruli. Kết quả nghiên cứu mô bệnh học chỉ ra rằng mô mang, gan, thận và ruột bị tổn thương nghiêm trọng nhất. Mang cá tăng sinh và xuất huyết, trong khi gan và thận cá bị hoại tử, cấu trúc lỏng lẻo, giảm số lượng tế bàovà xuất huyết.

    Tài liệu tham khảo

    Crumlish,Dung M., Turnbull T., Ngoc J., N. &Ferguson H. (2002).Identification of Edwardsiella ictalurifrom diseased freshwater catfish, Pangasius hypophthalmus(Sauvage), cultured in the Mekong Delta, Vietnam. Journal of fish diseases.25: 733-736.

    Đặng Thị Hoàng Oanh &Nguyễn Trọng Nghĩa (2016). Xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá lóc (Channa striata) nuôi ở đồng bằng sông cửu long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9: 82-89.

    De la Cruz N.I., RabagoJ.L., Monreal A.E., Colín V.H., AguirreG., Merino J.O., Carmona S.D., Rangel J.A., Horta J.V. & Venegas C.S.(2017). Diagnosis and frequency of parasites in channel catfish (Ictalurus punctatus) on northeastern and gulf coast farms Mexico. 5(3): 98-103.

    Dung T.T.,Haesebrouck F.,Tuan N.A.,Sorgeloos P.,Baele M. & Decostere A. (2008).Antimicrobial susceptibility pattern of Edwardsiella ictaluriisolates from natural outbreaks of bacillary necrosis of Pangasianodon hypophthalmusin Vietnam. Microbial drug resistance.14: 311-316.

    Đồng Thanh Hà (2009). Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh “mủ ở gan thận” trên cátra (Pangasius hypophthalmus) nuôi tại bến tre. Kỷ yếu hội nghị sinh viên NCKH 2008-2009. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.

    FAO (2014).The State of Food and Agriculture - Innovation in family farming.

    Francis-Floyd R.,Beleau M.,Waterstrat P. & Bowser P. (1987).Effect of water temperature on the clinical outcome of infection with Edwardsiella ictaluriin channel catfish. Journal of the American Veterinary Medical Association.191: 1413-1416.

    Gatlin D.M. &StickneyR.R. (1982).Fall‐winter growth of young channel catfish in response to quantity and source of dietary lipid. Transactions of the American Fisheries Society.111: 90-93.

    HoaiT.D.,Trang T.T.,Van Tuyen N.,Giang N.T.H. & Van Van K. (2019).Aeromonas veroniicaused disease and mortality in channel catfish in Vietnam. Aquaculture.513: 734425.

    Hoai T.D.,HoaiN.T, PhuongN.T.M &Hau N.T.(2014). Histopathological features of tilapias cultured in Nothern Vietnamese provinces naturally infected with Streptococcussp. J. Sci. & Devel. 12:360-371.

    MiyazakiT. & PlumbJ. (1985).Histopathology of Edwardsiella ictaluri in channel catfish, Ictalurus punctatus(Rafinesque). Journal of Fish Diseases.8: 389-392.

    PanangalaV.S.,ShoemakerC.A.,Van Santen V.L.,Dybvig K. & KlesiusP.H. (2007).Multiplex-PCR for simultaneous detection of 3 bacterial fish pathogens, Flavobacterium columnare, Edwardsiella ictaluri, and Aeromonas hydrophila. Diseases of Aquatic Organisms.74: 199-208.

    Kim Văn Vạn(2017). Xây dựng mô hình nuôi cá nheo mỹ(Ictalurus punctatus) trong ao tại Hưng Yên.Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(6):738-745.

    Wagner B.A.,Wise D.J.,KhooL.H. & TerhuneJ.S. (2002).The epidemiology of bacterial diseases in food‐size channel catfish. Journal of Aquatic Animal Health.14: 263-272.

    WaltmanW.,Shotts E. & HsuT. (1986).Biochemical characteristics of Edwardsiella ictaluri. Appl. Environ. Microbiol.51: 101-104.

    Wang C. & Silva J.L. (1999).Prevalence and characteristics of Aeromonasspecies isolated from processed channel catfish. Journal of Food Protection.62: 30-34.