ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)

Ngày nhận bài: 10-05-2019

Ngày duyệt đăng: 31-10-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Tùng, M., Oanh, N., Chinh, L., & Thu, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(8), 630–636. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/588

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus)

Mai Văn Tùng (*) 1 , Nguyễn Thị Oanh 2 , Lê Xuân Chinh 2 , Trần Thị Nắng Thu 2

  • 1 Khoa Thuỷ sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Lươn đồng, thức ăn, protein, tăng trưởng

    Tóm tắt


    Thí nghiệm được thực hiện nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng proteintrong thức ăn đến quá trình tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lươn đồng (Monopterus albus). Bốn loại thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein lần lượt là 42, 40, 35 và 30% được sử dụng trong nghiên cứu, mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Lươn giống có khối lượng trung bình 4 g/con được bố trí trong các bể composite 2 m3với mật độ 40 con/m3, thời gian nuôi là 5 tháng.Hàm lượng proteintrong thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lươn đồng nhưng có tác động rõ rệt đến tốc độ tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn. Lươn sử dụng thức ăn có hàm lượng protein 30% cho tốc độ tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, chi phí thức ăn cao. Hàm lượng protein 42% và 35% cho tốc độ tăng trưởng cao nhưng chi phí cao. Hàm lượng protein 40% cho tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao, chi phí thức ăn thấp nhất và được khuyến cáo cho người nuôi sử dụng.

    Tài liệu tham khảo

    Bùi Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Thị Tím & Lê Hoàng Quý (2015). Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. 24:71-77.

    Herawati V.E., Nugroho R.A., Pinandoyo, Hutabarat J., Prayitno B., & Karnaradjasa O. (2018). The Growth Performance and Nutrient Quality of Asian Swamp Eel Monopterus albusin Central Java Indonesia in a Freshwater Aquaculture System with Different Feeds. Journal of aquatic food product technology. 27(6): 658-666.

    Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Ngân Hà & Nguyễn Hoàng Huy (2018). So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) Vietgap và nuôi thông thường ở An Giang.

    Lai Phước Sơn (2017). Nghiên cứu thử nghiệm nuôi lươn đồng (Monopterrus albus) trong hệ thống tuần hoàn. Tạp chí Khoa học. Đại học Trà Vinh.27:86-94.

    Lý Văn Khánh, Phan Thị Thanh Vân, Nguyễn Hương Thùy & Đỗ Thị Thanh Hương (2008). Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Cần Thơ.1: 100-111.

    Ngô Trọng Lư (2000). Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp.97 tr.

    Nguyễn Chung (2007). Kỹ thuậtsinh sản và đánh bắt lươn đồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. 89 tr.

    Nhân Trung Nghĩa (2010). Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản lươn đồng (Monopterus albusZuiew, 1793).Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Cần Thơ.

    Phan Thị Thanh Vân (2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương lươn đồng (Monopterus albus) bằng các loại thức ăn khác nhau.Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên. Đại học An Giang. 97 tr.

    Phạm Văn Trang & Phạm Báu (1999). Kỹ thuật gây nuôi một số loài đặc sản.Nhà xuất bản Nông nghiệp. 125 tr.

    Trần Thanh An & Võ Văn Chí (2015). Thử nghiệm mô hình nuôi lươn không bùn tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Truy cập từpqlkh-htqt.qnu.edu.vn/Resources/.../Bản%20thảo%20mẫu-KHTN_2018.doc.docx,ngày10/05/2018.