ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

Ngày nhận bài: 05-04-2019

Ngày duyệt đăng: 29-05-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Loan, N., Thu, Đào, & Giang, L. (2024). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(3), 228–236. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/556

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MÍA HUYỆN NGỌC LẶC, TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Thị Loan (*) 1 , Đào Châu Thu 2 , Lê Thị Giang 3

  • 1 TrườngĐại học Hồng Đức
  • 2 Hội Khoa học đất Việt Nam
  • 3 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Mía, hiệu quả sử dụng đất, Ngọc Lặc

    Tóm tắt


    Trong những năm gần đây,diện tích đất trồng mía của huyện Ngọc Lặc có xu hướng giảm nhanh (năm 2010 là 6.428,4 ha, năm 2017 giảm còn 2.285,30 ha)do người dân tự phát chuyển sang trồng các loại cây trồng mang tính thị trường mà không tính đến hiệu quả của việc sử dụng đất lâu dài. Nghiên cứunày nhằmxác định hiệu quả sử dụng đất trồng mía,làm cơ sở giúp các nhà quản lý và người sử dụng đất có định hướng sử dụng đất hợp lý. Việc điều tra và phỏng vấn các nông hộ được tiến hành để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của 4 kiểu sử dụng đất trồng mía trên địa bàn huyện Ngọc Lặc. Kết quả nghiên cứu cho thấy,kiểu sử dụng đất mía xen lạc cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức cao; kiểu sử dụng đất mía trồng thuần, mía xen đậu xanh và mía xen đậu tương cho hiệu quả sử dụng đất đạt mức trung bình. Kết quả trên đã chỉ ra đất trồng mía xen lạc vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa có tác dụng cải tạo đất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất sử dụng đất trồng mía theo thứ tự ưu tiên đối với các kiểu sử dụng đất có hiệu quả từ cao đến trung bình như sau: mía xen lạc, mía trồng thuần, mía xen đậu xanh và mía xen đậu tương.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009). Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp tập 2. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

    Cao Anh Đương (2016). Giảm thiệt hại sản xuất mía do hạn. Viện Nghiên cứu Mía đường. Bài viết trên báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 12/4/2016. https://nongnghiep.vn/giam-thiet-hai-sx-mia-do-han-post161358.html

    Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (2017). Báo cáo thường niên.

    Đỗ Ngọc Diệp (2007). Hậu quả của việc đốt lá mía. Viện Nghiên cứu mía đường Bến Cát. https://giongmia.files.wordpress.com/2007/01/11-ts-do-ngoc-diep-hau-qua-cua-viec-dot-la-mia.pdf

    Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Thanh, Hoàng Tuyển Phương, Đỗ Thị Thu Trang, Nguyễn Hoàng Long, Lê Thị Liên (2016). Kỹ thuật trồng xen canh luân canh lạc và đậu tương với mía. Tài liệu tham khảo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

    Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc (2017). Báo cáo kết quả sản xuất ngành trồng trọt huyện Ngọc Lặc.

    Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngọc Lặc (2017). Hiện trạng diện tích đất trồng mía huyện Ngọc Lặc năm 2017.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngọc Lặc (2017). Hiện trạng diện tích đất tự nhiên huyện Ngọc Lặc năm 2017. Báo cáo số liệu thống kê đất đai năm 2017.