ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ AXIT OXALIC ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ ĐÀO (Prunus persicaL.)SAU THU HOẠCH

Ngày nhận bài: 12-04-2018

Ngày duyệt đăng: 22-01-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Oanh, V. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ AXIT OXALIC ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ ĐÀO (Prunus persicaL.)SAU THU HOẠCH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(11), 987–997. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/509

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ AXIT OXALIC ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ ĐÀO (Prunus persicaL.)SAU THU HOẠCH

Vũ Thị Kim Oanh (*) 1, 2

  • 1 Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Đào, axit oxalic, nâu hóa, chất lượng, tuổi thọ

    Tóm tắt


    Chất lượng và tuổi thọ bảo quản của quả đào được đánh giá thông qua các thông số như cường độ hô hấp, độ cứng, tỷ lệ hư hỏng và mức độ nâu hóa của quả, trong đó nâu hóa là một vấn đề nghiêm trọng thường xảy ra trong quá trình bảo quản quả đào.Mục đích của nghiên cứu này là xác định chế độ xử lý axit oxalic phù hợp nhất cho quả đào sau thu hoạch nhằm hạn chế hiện tượng nâu hóa và duy trì chất lượng quả. Đào được xử lý ở các nồng độ axit oxalic khác nhau trong các khoảng thời gian khác nhau. Đào được thử nghiệmxử lý axit oxalic ở 3 nồng độ 1,0; 2,0 và3,0 mM axit oxalic trong thời gian 10 phút. Tiếp đó thử nghiệm về thời gian được tiến hành tại các khoảng thời gian khác nhaulà5,10 và 15 phút với cùng một nồng độ axit phù hợp đã lựa chọn. Kết quả cho thấy đào được xử lý bằng axit oxalic ở nồng độ 2,0mM, trong 15 phút cho hiệu quả cao nhất, đã hạn chế được sự nâu hóa và thối hỏng, vẫn duy trì được chất lượng quả đào sau 28 ngày bảo quản.

    Tài liệu tham khảo

    Đỗ Sỹ An, Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Văn Nhất (2015). Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số cây ăn quả ôn đới (hồng, lê, đào) ở phía Bắc. Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ nhất, tr: 599-601.

    Trung tâm thông tin thương mại (2006). Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015.

    Anderson R.E. (1979). The influence of storage temperature and warming during storage on peach and nectarine fruit. J. Am. Soc. Hort. Sci., 104: 459-461.

    Byrne D.H. (2002). Peach breeding trends. Act. Hort., 592: 49-59.

    Castaner M., M.I. Gil, F. Art (1997). Organic acids as browning inhibitors on harvested “Baby” lettuce and endive. Z. Lebensm. Unters. Forsch. A,205:375-379.

    Crisosto C.H., F.G. Mitchell and Z. Ju (1999a). Susceptibility to chilling injury of peach, nectarine, and plum cultivars grownin California. HortScience,34:1116-1118.

    Crisosto C.H. (2002). How do we increase peach consumption. Acta Hortic., 592: 601-605.

    Đoàn Thị Hương (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của chất chống nâu hóa đến chất lượng và tuổi thọ của quả Đào bảo quản lạnh. Luận văn thạc sĩ. Nhà xuất bản đại học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Huang Hua, Guoxing Jing, Lifang Guo, Dandan zhang, Bao Yang, Xuewu Duan, Muhammad Ashraf and Yueming Jiang (2013). Effect of oxalic acid on ripening attributes of banana fruit during storage. Postharvest Biology and Technology,84:22-27.

    Kader A.A.and A. Chordas (1984). Evaluating the browning potential of peaches. California Agric., 38:14-15.

    Kayashima T.and T. Katayama (2002). Oxalic acid is available as a natural antioxidant in some systems. Biochimica et Biophysica Acta, 1573:1-3.

    Leandro C.N.,J.M. Tosin,S. da Silva, L.L. deVasconcelos and S.R. Roberto(2012). Determining the browning index of peaches. Acta Scientiarum. Agronomy, 34(3): 299-308.

    Naude T.W and V. Naidoo (2007). Oxalate containing plants. In Chapter 69 in Veterinarytoxicology, Gupta R.C (Ed.). Academic press, New York, ISB. pp.880-891.

    Vũ Thị Kim Oanh(2015). Ảnh hưởng của xử lý chất chốngnâu hóa đến chất lượng và tuổi thọ của quả đào Lào Cai bảo quản lạnh. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(7): 1179- 1186.

    Zheng X. and S. Tian (2006). Effect of oxalic acid on control of posthaverst browning of litchi fruit. Food Chemistry, 98:519-523.