SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PRAZIQUANTEL ĐỐI VỚI HAI LOÀI SÁN LÁ ĐƠN CHỦ Neobenedenia girellaeVÀ Benedenia seriolaeKÝ SINH TRÊN CÁ AMBERJACK (Seriola dumerili)

Ngày nhận bài: 30-08-2018

Ngày duyệt đăng: 03-12-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Hoài, T., Giang, N., & Vạn, K. (2024). SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PRAZIQUANTEL ĐỐI VỚI HAI LOÀI SÁN LÁ ĐƠN CHỦ Neobenedenia girellaeVÀ Benedenia seriolaeKÝ SINH TRÊN CÁ AMBERJACK (Seriola dumerili). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(9), 805–812. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/500

SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PRAZIQUANTEL ĐỐI VỚI HAI LOÀI SÁN LÁ ĐƠN CHỦ Neobenedenia girellaeVÀ Benedenia seriolaeKÝ SINH TRÊN CÁ AMBERJACK (Seriola dumerili)

Trương Đình Hoài (*) 1, 2, 3 , Nguyễn Thị Hương Giang 4 , Kim Văn Vạn 5

  • 1 Khoa Chăn nuôi và NTTS
  • 2 Faculty of Animal Science and Aquaculture, Vietnam National University of Agriculture
  • 3 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Khoa Thú y, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • 5 Khoa Thủy Sản
  • Từ khóa

    Hiệu quả, Praziquantel, sán lá, Neobenedenia girellae, Benedenia seriolae

    Tóm tắt


    Neobenedenia girellae và Benedenia seriolae là hai loài sán đơn chủ ký sinh và gây bệnh cho hơn 100 loài cá biển. Tuy nhiên, hai loài ký sinh trùng này có hình thái rất giống nhau, gây khó khăn cho việc chẩn đoán phân biệt. Praziquantel thường được dùng để điều trị chung cho hai loài sán này; tuy nhiên sau khi điều trị, thỉnh thoảng dịch lại bùng phát trở lại. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả điều trị của praziquantel đối với N. girellaevà B. seriolae được gây bệnh thực nghiệm trên cá Amberjack để tìm giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Quá trình phát triển trứng và ấu trùng của hai loài sánđã được nghiên cứu trước khi dùng để gây nhiễm cho cá thí nghiệm. Cá bệnh được cho ăn praziquantel cùng liều lượng 100 mg/kg cá/ngày trong 3 ngày. Số lượng sán còn tồn tại sau điều trị trên cơ thể của cá được tách ra bằng phương pháp tắm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu cho thấytỷ lệ sán B. seriolae giảm đi sau quá trình điều trị là 100%, trong khi chỉ có 44,6% số lượng sán N. girellaegiảm đi sau quá trình điều trị. Như vậy, praziquantel điều trị triệt để B. seriolae nhưng kém hiệu quả với N. girellae. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng các vụ dịch tái phát sau điều trị có thể do N. girellae gây ra. Do vậy cần phát triển phương pháp chẩn đoán phân biệt nhanh và đơn giản giữa hai loài sán trước khi điều trị để mang lại hiệu quả cao nhất trong xử lý dịch bệnh.

    Tài liệu tham khảo

    Barber I., Hoare D.,Krause J. (2000).Effects of parasites on fish behaviour: a review and evolutionary perspective. Reviews in Fish Biology and Fisheries,10:131-165.

    Buchmann, K. (1988). Temperature-dependent reproduction and survival ofPseudodactylogyrus bini (Monogenea) on the European eel (Anguilla anguilla). Parasitology Research,75(2):162-164.

    Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ (2008). Các loại bệnh thường gặp trên cá biển nuôi ở Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản,Đại học Nha Trang,2:16-24.

    Ernst I., Whittington I.D., Corneillie S., & Talbot C. (2005). Effects of temperature, salinity, desiccation and chemical treatments on egg embryonation and hatching success of Benedenia seriolae (Monogenea: Capsalidae), a parasite of farmed Seriolaspp. Journal of Fish Diseases, 28(3): 157-164.

    FAO, I. (2016) WFP (2015).The State of Food Insecurity in the World 2015. Meeting the 2015 international hunger targets: taking stock of uneven progress. Food and Agriculture Organization Publications, Rome.

    Forwood J.M., BubnerE.J., Landos M., DeveneyM.R.,Antignana T.D. (2016).Praziquantel delivery via moist pellets to treat monogenean parasites of yellowtail kingfish Seriola lalandi: efficacy and feed acceptance. Diseases of aquatic organisms,121:201-209.

    Hirazawa N., AkiyamaK., & UmedaN. (2013). Differences in sensitivity to the anthelmintic praziquantel by the skin-parasitic monogeneans Benedenia seriolae and Neobenedenia girellae. Aquaculture, 404:59-64.

    Hoai T.D., Hutson K.S. (2014). Reproductive strategies of the insidious fish ectoparasite, Neobenedeniasp.(Capsalidae: Monogenea). PLoS One, 9: p. e108801.

    Hutson K.S., Catalano S.R.,Whittington I.D. (2011). Metazoan parasite survey of selected macro-inshore fish of southeastern Australia, including species of commercial importance:James Cook University Douglas, Australia.

    Kim Văn Vạn, Nguyễn Văn Tuyến, Trương Đình Hoài, Ngô Thế Ân (2015). Thử nghiệm Praziquantel và Mebendazonle điều trị sán lá đơn chủ và ấy trùng sán ký sinh trên cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon Idella) ở giai đoạn cá hương. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2): 200-205

    Lucas J.S., Southgate P.C. (2012). Aquaculture: Farming aquatic animals and plants: John Wiley & Sons.

    Mishra S., Rakesh D., Dhiman M., Choudhary P.,Debbarma J. (2017).Present Status of Fish Disease Management in Freshwater Aquaculture in India: State-of the-Art-Review. Journal of Aquaculture & Fisheries,pp. 1-9.

    NogaE.J. (2011). Fish disease: diagnosis and treatment: John Wiley & Sons.

    Sharp N.J., Diggles B., Poortenaar C.,Willis, T.J. (2004).Efficacy of Aqui-S, formalin and praziquantel against the monogeneans, Benedenia seriolae and Zeuxapta seriolae, infecting yellowtail kingfish Seriola lalandi lalandi in New Zealand. Aquaculture,236:67-83.

    Shirakashi S., Andrews M., Kishimoto Y., Ishimaru K., Okada T., Sawada Y.,Ogawa K. (2012).Oral treatment of praziquantel as an effective control measure against blood fluke infection in Pacific bluefin tuna (Thunnus orientalis). Aquaculture,326:15-19.

    Truong Dinh Hoai and Kim Van Van (2014). Efficacy of paraziquantel against external parasites infecting freshwater fish.J. Sci. & Devel., 12(5): 711-719.

    Từ Thanh Dung, Nguyễn Bảo Trung, Phan Văn Út (2017). Hiện trạng nhiễm ký sinh trùng trên cá bớp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học,Trường đại học Cần Thơ,51b: 106-116.

    WhittingtonI.,Chisholm L. (2008). Diseases caused by Monogenea: Science Publishers Ltd.