ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC KHỐI U TẾ BÀO LEYDIG DỊCH HOÀN (INTERSTITIAL CELL TUMOR) Ở KHU VỰC HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 21-07-2017

Ngày duyệt đăng: 02-07-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, N., Nam, N., Lan, N., Đào, B., Nga, B., & Giang, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC KHỐI U TẾ BÀO LEYDIG DỊCH HOÀN (INTERSTITIAL CELL TUMOR) Ở KHU VỰC HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(4), 323–331. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/445

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA CHÓ MẮC KHỐI U TẾ BÀO LEYDIG DỊCH HOÀN (INTERSTITIAL CELL TUMOR) Ở KHU VỰC HÀ NỘI

Nguyễn Vũ Sơn (*) 1 , Nguyễn Hữu Nam 1 , Nguyễn Thị Lan 1 , Bùi Trần Anh Đào 1 , Bùi Thị Tố Nga 1 , Nguyễn Thị Hương Giang 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chó, đặc điểm bệnh lý, hoá mô miễn dịch, Inhibin-, NSE, u tế bào Leydig dịch hoàn

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm cung cấp các kết quả về lâm sàng, tổn thương đại thể, tổn thương vi thể và hoá mô miễn dịch của khối u tế bào Leydig trên chó. Sáu con chó được chẩn đoán khối u tế bào Leydig dịch hoàn tại một số phòng khám Thú y ở Hà Nội với các triệu chứng dịch hoàn sưng to, da bao dịch hoàn có màu sạm đen, kèm triệu chứng đi tiểu khó, đái ra máu, thoát vị. Tổn thương đại thể là mặt cắt khối u xốp, lồi, màu vàng hoặc nâu, có thể chảy máu hoặc hình thành nang trống. Khối u có ranh giới rõ với tổ chức xung quanh. Kiểm tra mô học cho thấy các tế bào u có các dạng từ tròn tới đa giác, nhân tế bào tròn, nhỏ, đậm, nguyên sinh chất rộng bắt màu hồng nhạt, một số có không bào. Các tế bào sắp xếp ở thể chắc đặc (100%), nang mạch (66,67%), giả tuyến (50%) có thể cùng xuất hiện trong một khối u. Khối u thường kèm với thoái hoá tế bào sinh tinh (100%), tích tụ lipit (83,33%), xuất huyết, hoại tử và hình thành nang trống (67,77%). Các tế bào khối u dương tính với kháng thể Vimentin, Inhibin-a, Melan-A và E-cadherin nhưng âm tính với NSE. Các kết quả nghiên cứu này giúp hỗ trợ đào tạo, chẩn đoán khối u tế bào Leydig dịch hoàn trên chó, đồng thời làm cơ sở cho các nghiên cứu về bệnh khối u trên động vật trong tương lai.

    Tài liệu tham khảo

    Canadas, A., Romão, P. and Gartner, F. (2016) Multiple Cutaneous Metastasis of a Malignant Leydig Cell Tumor in a Dog. J. Comp. Pathology, 155: 181-184.

    Fan, TM. andDe Lorimier, LP. (2007) Tumors of the male reproductive system. Withrow and MacEwen’s Small Animal Clinical Oncology, 4thedition, pp. 637-648.

    Ferrara, N. (2002) Role of vascular endothelial growth factor in physiologic and pathologic angionenesis: therapeutic implications. Semin. Oncol.,29(6 supplement 16): 10-14.

    Grieco, V., Riccardi, E., Greppi, GF.,Teruzzi, F., Lermano, V. and Finazzi, M. (2008). Canine testicular tumours: a study on 232 dogs. J. Comp. Pathology, 138: 86-89.

    Hồ Văn Nam (2001). Chẩn đoán lâm sàng thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 20-24.

    Kennedy, PC.,Cullen, JM., Edwards, JF., Goldschmidt, MH., Larsen, S., Munson, L. and Nielsen, S. (1998). Histological classifications of tumors of the genital system of domestic animals. World Health Organization International Histological Classification of Tumors of Domestic Animals, Vol. IV, Armed Forces Institute of Pathology, Washington D.C., pp. 15-16.

    Kimberly, MN.,Erin, MB. andDonna, FK. (2017) Neoplasia and Tumor Biology. In:James F. Z. (Ed.) Pathologic basis of veterinary diseases. 6thed. St. Louis, Missouri: Elsevier, pp. 286-321.

    Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Huyên (2012) Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó bị mắc khối u Lympho và ứng dụng kỹ thuật hoá mô miễn dịch để chẩn đoán bệnh, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, XIX(4):30-37.

    Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Tố Nga, Đào Duy Tùng, Nguyễn Thị Hương Giang (2017) Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý một số loại u tuyến vú thường gặp trên chó tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y,XXIV(8):68-76.

    Owston, M. and Ramos-Vara J. (2007) Histologic and immunohistochemical characterization of a testicular mixed germ cell sex cord-stromal tumor and a leydig cell tumor in a dog. Veterinary Pathology, 44: 936-943.

    Peters, MA.,de Rooij, DG., Teerds, KJ., van der Gaagand, I. and van Sluijs, FJ. (2000). Spermatogenesis and testicular tumors in ageing dogs. Journal of Reproduction and Fertility, 120: 443-452.

    Peters, MA.,Teerds, KJ., Van der Gaag, I., de Rooij, DG. andvan Sluijs, FJ. (2001). Use of antibodies against LH receptor, 3β‐hydroxysteroid dehydrogenase and vimentin to characterize different types of testicular tumour in dogs. Reproduction, 121: 287-296.

    Rafal Ciaputa, Marcin Nowak, Janusz A. Madej, Dominik Poradowski, Izabela Junus, Piotr Dziegiel, Elzbieta Gorzynska, Malgorzata Kandefer-Gola (2014). Inhibin-a, E-cadherin, calretinin and Ki-67 antigen in the immunohistochemical evaluation of canine and human testicular neoplasms. Folia histochemica etcytobiologica, 52(4): 326-334.

    Ramos‐Vara, JA.,Beissenherz, ME., Miller, MA., Johnson, GC., Kreeger, JM., Pace, LW., Turk, JR., Turnquist, SE., Watson, GL. and Yamini, B. (2001). Immunoreactivity of A103, An antibody to Melan A, in canine steroid‐producing tissues and their tumors. J. Vet. Diagn. Invest.,13: 328-332.

    Taniyama, H., Hirayama, K., Nakada, K., Numagami, K., Yaosaka, N., Kagawa, Y., Izumisawa, Y., Nakade, T., Tanaka, Y., Watanabe, G. and Taya, K. (2001). Immunohistochemical detection of inhibin-alpha, -betaB, and -betaA chains and 3beta-ydroxysteroid dehydrogenase in canine testicular tumors and normal testes. Veterinary Pathology, 38: 661-666.

    Togni, A., Rutten, M., Bley, CR. and Hurter, K. (2015). Metastasized Leydig cell tumor in a dog. Schweizer Archive fur Tierheilkunde, 157: 111-115.