Ngày nhận bài: 14-05-2018
Ngày duyệt đăng: 28-06-2018
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHƯNG CẤT TINH DẦU LÁ TÍA TÔ
Từ khóa
Tinh dầu tía tô, công nghệ chưng cất, hiệu suất chưng cất
Tóm tắt
Lá tía tô (Perilla frutescens) và tinh dầu của nó được sử dụng để chữa bệnh trong y học cổ truyền bởi lợi ích sức khỏe của chúng. Nghiên cứu được thực hiện trên lá tía tô với hàm lượng tinh dầu 0,76% theo chất khô nhằm mục đích xác định chế độ xử lý nguyên liệu và các điều kiện công nghệ chưng cất tinh dầu thích hợp. Thời gian lưu trữ lá tía tô thích hợp nhất cho chưng cất tinh dầu trong vòng 48 h kể từ lúc thu hái và độ mịn của nguyên liệu là 2,0 < d 4,0 mm. Các điều kiện công nghệ thích hợp cho quá trình chưng cất như sau: áp suất hơi 2 atm; tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/ thể tích thiết bị 0,40 kg/l; tốc độ chưng cất 30%; nhiệt độ nước ngưng 40°C; thời gian chưng cất 180 phút. Hiệu suất thu nhận tinh dầu đạt 95,35%. Sản phẩm tinh dầu thu được có hương tía tô đặc trưng với các thành phần chính như: perilla aldehyde (38,99%), perilla alcohol (23,71%), -zingiberene (6,22%) and β-caryophylene (5,63%), có thể được sử dụng như chất tạo hương thơm cho các sản phẩm thực phẩm và dược phẩm.
Tài liệu tham khảo
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mẫn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam.Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật,2:943-949.
BoardN (1999). The CompleteTechnology Book OfEssential Oils (Aromatic Chemicals). National Institute OfIndustrial Res., pp. 460-464.
Bumblauskien L., V. Jakstas, V. Janulis, R. Mazdzieriene and O. Ragazinskiene (2009). Preliminary analysis on essential oil composition of Perilla L. Cultivated in Lithuania, Acta Poloniae Pharmaceutica - Drug Research, 66(4): 409-413.
Cannon J. B., C. L. Cantrel, T. Astatkie, V. D. Zheljazkov (2013). Modification of yield and composition of essential oil by distillation time, Industrial Crops and Products, 41: 214-220.
Elegbede J.A., R. Flores, R.C. Wang (2003). Perillyl alcohol and perilla aldehyde induce cell cycle arrest and cell death in Broto and A549 cells cultures invitro. Life sciences, 73 (22) : 2831-2840.
Huang B., Y. Lei, Y. Tang, J. Zhang, L. Qin, J. Liu (2011). Comparison of HS-SPME with hydrodistillation and SFE for the analysis of the volatile compounds of Zisu and Baisu, two varietal species of Perilla frutescensof Chinese origin, Food Chemistry, 125(1): 268-275.
Inouye S., Y. Nishiyama, K. Uchida, Y. Hasumi, H. Yamaguchi, S. Abe (2006). The vapor activity of oregano, perilla, tea tree, lavender, clove, and geranium oilsagainst a Trichophyton mentagrophytes in a closed box.J Infect Chemother, 12(6): 349-54.
Liu, J., Y. K. Wan, Z. Z. Zhao, H. B. Chen (2013). Determination of the content of rosmarinic acid by HPLC and analytical comparision of volatile constituents by GC-MS in different parts of Perilla frutescens(L.) Britt. Chem. Cent.J.,7.
Ripple G.H., M.N. Gould, R.Z. Arzoomanian, D. Alberti, C. Feierabend (2000). Clin.Cancer, Res., 6: 390.
Samadi M., Z. Z. Abidin, R. Yunus, D. R. A. Biak, H. Yoshida, E. H Lok (2017). Assessing the kinetic model of hydro-distillation and chemical composition of Aquilaria malaccensisleave essential oil, Chinese Journal of chemical engineering, 25(2): 216-222.
Smith R.S., J. Doull, V. J. Feron, J. I. Goodman, I. C. Munro, P. M. Newberne, P. S. Portoghese, W.J. Waddell, B.M. Wagner, T.B. Adams, M.M. McGowen (2001). GRAS flavoring substances 20. Food Technol., 55: 34-55.
Yu H-C., K. Kosuna, M. Haga (1997). Perilla: The Genus Perilla. Netherlands Overseas Publishers Association. Taylor & Francis, 206 p.