ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SINH SẢN CỦA VỌP Geloina sp. CÓ NGUỒN GỐC TỪ U MINH THƯỢNG, KIÊN GIANG

Ngày nhận bài: 27-02-2018

Ngày duyệt đăng: 16-05-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thảo, N., Nhiệt, D., Hải, T., & Niệm, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SINH SẢN CỦA VỌP Geloina sp. CÓ NGUỒN GỐC TỪ U MINH THƯỢNG, KIÊN GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(3), 250–256. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/440

ẢNH HƯỞNG CỦA HÓA CHẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ SINH SẢN CỦA VỌP Geloina sp. CÓ NGUỒN GỐC TỪ U MINH THƯỢNG, KIÊN GIANG

Ngô Thị Thu Thảo (*) 1, 2 , Danh Nhiệt 3 , Trần Ngọc Hải 3 , Nguyễn Xuân Niệm 3

  • 1 Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ
  • 2 Khoa Thuỷ sản, Trường đại học Cần Thơ
  • 3 Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Dòng chảy, hóa chất, nhiệt độ, hiệu quả sinh sản, vọpGeloinasp

    Tóm tắt


    Vọp (Geloinasp.)thành thục được thu ở vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang để nghiên cứu các phương pháp tác động khác nhau đến hiệu quả sinh sản trong trại sản xuất giống. Nghiên cứu được thực hiện với 3 thí nghiệm: 1) Sử dụng các loại hóa chất, 2) Sử dụng phương pháp thay đổi nhiệt độ, 3) Sử dụng hóa chất và kết hợp với thay đổi nhiệt độ. Các chỉ tiêu như: số cá thể tham gia sinh sản, tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ sống, thời gian hiệu ứng và số lượng trứng thu được có sự khác biệt giữa các phương pháp tác động (P < 0,05). Kết quả cho thấy phương pháp hạ nhiệt kết hợp với tạo dòng chảy là phương pháp tác động có hiệu quả nhất đến sinh sản của vọp với tỷ lệ cá thể cái tham gia sinh sản đạt trên 50%, đồng thời vọp cái sinh ra trung bình 1.203.000 ± 199.983 trứng/cá thể và thời gian hiệu ứng sinh sản ngắn hơn so với các phương pháp khác.

    Tài liệu tham khảo

    Barber, B.J. and Blake N.J. (1991). Reproductive Physiology. In:Shumway S.E. (Ed.), Scallops: Biology, Ecology and Aquaculture, Elsevier, Amsterdam, pp. 394-407.

    Chu Chí Thiết và Martin Kumar S. (2008). Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre Meretrix lyrata(Sowerby, 1851). Phân viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ (ARSINC): 36 trang.

    Đinh Thị Hải Yến (2014). Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo Bào ngưvành tai (Haliotis asinia) tại Nha Trang. Mã số: 60 62 03 01.

    Hoàng Thị Bích Đào (2004). Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sò huyết (A. granosa) tại Khánh Hòa. Trường đại học Thủy sản Nha Trang.

    Hylleberg J. and Kilburn R.N. (2003). Marine Mulluscs of Viet Nam. Annotations, Voucher Material and Species in need of Verification. Tropical marine Molluscs. Programme TMMP, 300 p

    Lucas S.J. and Southgate P.C. (2003). Aquaculture Farming Aquatic Animals and Plants. Blackwell Publishing, Oxford: 502 pp.

    Nguyễn Chính (1996). Một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Bivalve mollusc) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 69 trang.

    Nguyễn Đình Hùng, Huỳnh Thị Hồng Châu, Nguyễn Văn Hảo, Trình Trung Phi, Võ Minh Sơn (2003). Nghiên cứu sản xuất giống nghêu (Meretrix lyrataSowerby, 1851). Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ ba. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 100-114.

    Quách Kha Ly và Ngô Thị Thu Thảo (2011). Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản vọp (Geloina coxans). Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 17b: 251-261.