ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ KHOANG CỔ CAM Amphiprion percula(Lacepede, 1802)

Ngày nhận bài: 25-03-2013

Ngày duyệt đăng: 26-04-2013

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Trang, T., & Dũng, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ KHOANG CỔ CAM Amphiprion percula(Lacepede, 1802). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(2), 230–235. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/43

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ KHOANG CỔ CAM Amphiprion percula(Lacepede, 1802)

Trần Thị Lê Trang (*) 1 , Trần Văn Dũng 1

  • 1 Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
  • Từ khóa

    Amphiprion percula, cá khoang cổ cam, mật độ ương, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện với 5 nghiệm thức (1, 2, 3, 4 và 5 con/l) nhằm tìm ra mật độ ương thích hợp cho ấu trùng cá khoang cổ cam mới nở. Kết quả cho thấy, ấu trùng cá được ương ở mật độ 1, 2 và 3 con/l đạt tốc độ sinh trưởng đặc trưng cao nhất (3,95; 3,87 và 3,77%/ngày), tiếp theo là ương ở mật độ 4 con/l (3,27%/ngày) và thấp nhất là ở mật độ 5 con/l (2,99%/ngày); (P<0,05). Tương tự, cá được ương ở mật độ 1, 2 và 3 đạt chiều dài cuối cao nhất (12,41; 12,09 và 11,76mm), tiếp theo là ở mật độ 4 con/l (10,12mm) và thấp nhất là ở mật độ 5 con/l (9,32mm); (P<0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt được cao nhất ở mật độ ương 1, 2 và 3 con/l (86,67; 83,33 và 78,89%), tiếp theo là ở mật độ 4 con/l (55,83%) và thấp nhất khi ương ở mật độ 5 con/l (40,67%). Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, mật độ ương thích hợp cho ấu trùng cá khoang cổ cam mới nở là 3 con/l nhằm đảm bảo tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế.

    Tài liệu tham khảo

    Allen G. R. (1972). Anemone fishes, T. F. H publication Inc. Ltd, Perth.

    Canario, A.V.M., J.Condeca, D.M. Power & P.M. Ingleton (1998). The effect of stocking density on growth in the gilthead seabream, Sparus aurata (L.). Aquaculture Research, 29: 177-181.

    EI-Sayed, A. M., K.A. Mostafa, J.S. AI-Mohammadi, A.A. EI-Dehaimi & M. Kayid (1995). Effects of stocking density and feeding levels on growth rates and feed utilization of rabbitfish Siganus canaliculatus. Journal of the World Aquaculture Society, 26 (2): 212-216.

    Johnston G. (2000). Effect of feeding regimen, temperature and stocking density on growth and survival of juvenile clownfish (Amphiprion percula). Master of Science. Rhodes University.

    Jorgensen, E.H., J.S. Christiansen and M. Jobling (1993). Effects of stocking density on food intake, growth performance and oxygen consumption in Arctic charr (Salvelinus alpines). Aquaculture 110: 191-204.

    Hà Lê Thị Lộc (2005). Nghiên cứu cơ sở sinh học phục vụ cho sinh sản nhân tạo cá khoang cổ (Amphirion spp.) vùng biển Khánh Hòa. Luận án Tiến sĩ Ngư Loại Học, Viện Hải dương học Nha Trang.

    Hà Lê Thị Lộc, Bùi Thị Quỳnh Thu (2009). Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort, 1856). Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững, NXB Khoa Học tự nhiên và công nghệ năm 2009, tr. 443-450.

    Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2009). Quá trình phát triển phôi và biến thể của cá khoang cổ nemo (Amphiprion ocellaris Cuvier 1830) trong điều kiện thí nghiệm. Tạp chí Khoa học và công nghệ biển Hà Nội, tr. 103.

    Hoff F. H. (1996). Conditioning, spawning and rearing of fish with emphasis on marine clownfish. Aquaculture Consultants Inc., Florida, United States of America.

    Li, D., J. Liu, C. Xie (2012). Effect of stocking density on growth and serum concentrations of thyroid hormones and cortisol in Amur sturgeon, Acipenser schrenckii. Fish Physiology and Biochemistry, 38 (2): 511-5.

    Papoutsoglou, S.B., G. Tziha, X. Vrettos & A. Athanasiou (1998). Effects of stocking density on behavior and growth rate of European sea bass (Dicentrarchus labrax) juveniles reared in a closed circulated system. Aquaculture Engineering, 18: 135-144.